Phố cổ Hội An ở đâu? Phố cổ Hội An được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm nào?

Phố cổ Hội An ở đâu? Phố cổ Hội An được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm nào?

Phố cổ Hội An ở đâu? Phố cổ Hội An được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm nào?

Căn cứ theo Mục 1 Phụ lục 2 Tài nguyên du lịch văn hóa ban hành kèm theo Quyết định 3389/QĐ-UBND tỉnh Hội An có quy định như sau:

https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/12112024/pho-co-hoi-an.jpg

Theo đó, Phố cổ Hội An thuộc phường Minh An, Sơn Phong và Cẩm Phô, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.

Ngoài ra, Phố cổ Hội An vinh dự được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1999.

https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/12112024/pho-co-hoi-an-o-dau.jpg

Phố cổ Hội An ở đâu? Phố cổ Hội An được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm nào? (Hình từ Internet)

Tỉnh Quảng Nam định hướng phát triển các khu du lịch nào trong kỳ quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050?

Căn cứ theo quy định tại tiết d Tiểu mục 3 Mục 4 Quyết định 72/QĐ-TTg năm 2024, trong kỳ quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Quảng Nam định hướng phát triển các khu du lịch dựa trên giá trị và sự phân bố của các nguồn tài nguyên du lịch, kết cấu hạ tầng và nhu cầu của khách du lịch trên 04 không gian chính gồm:

- Không gian phát triển du lịch di sản văn hóa - lịch sử, gồm Khu di sản văn hoá thế giới Mỹ Sơn, Khu di sản văn hóa thế giới Hội An gắn với Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm. Khai thác thế mạnh du lịch văn hoá tham quan di tích, du lịch nghiên cứu văn hóa kết hợp với du lịch trải nghiệm. Bảo tồn và phát huy hợp lý các di sản văn hóa thế giới.

- Hình thành không gian phát triển du lịch ven biển Duy Xuyên - Thăng Bình kết nối không gian du lịch Hội An trên cơ sở phát huy các giá trị tự nhiên sông - biển. Xây dựng các trung tâm hội thảo, hội nghị, trung tâm thương mại, các khu vui chơi giải trí và các khu nghỉ dưỡng, sân gôn cao cấp, các công trình thể thao tiêu chuẩn Olympic.

- Không gian phát triển du lịch sinh thái kết hợp tìm hiểu bản sắc văn hóa các dân tộc tại các huyện miền núi phía Tây của tỉnh. Tập trung bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh học, phát triển du lịch cộng đồng, ẩm thực địa phương.

- Không gian phát triển du lịch nông thôn ở những khu vực có điều kiện. Tập trung xây dựng các khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu gắn với văn hóa vùng miền; duy trì hoạt động các làng nghề và sản xuất các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, OCOP, hướng đến trở thành các sản phẩm du lịch.

Tỉnh Quảng Nam đặt mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng đến năm 2030 là gì?

Căn cứ theo quy định tại tiết b Tiểu mục 1 Mục 2 Quyết định 72/QĐ-TTg năm 2024, tỉnh Quảng Nam đặt mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng đến năm 2030 đó là:

+ Đầu tư Cảng hàng không Chu Lai đạt tiêu chuẩn cảng hàng không quốc tế với quy mô cấp 4F. Cảng biển Quảng Nam đạt tiêu chuẩn loại I tiếp nhận tàu đến 50.000 DWT.

+ 100% các trục giao thông quốc lộ, tỉnh lộ và các trục giao thông quan trọng kết nối các khu chức năng, các vùng sản xuất tập trung được nâng cấp, mở rộng theo quy hoạch; trên 60% trục đường chính trong các đô thị được đầu tư hoàn chỉnh.

+ Giao thông đường thủy nội địa thông suốt đúng chuẩn tắc luồng, đặc biệt là các tuyến đường thủy nội địa trên các sông Trường Giang, Cổ Cò, Thu Bồn, Vĩnh Điện.

+ Hình thành một số loại hình giao thông thông minh.

+ Hạ tầng số hiện đại và dữ liệu số đồng bộ, hoàn chỉnh, mạng 4G/5G phủ sóng 100% các địa phương trong tỉnh, tạo nền tảng để phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.

+ 100% các đường trục chính tại các phường, thị trấn được nâng cấp, mở rộng theo chuẩn đô thị tương ứng.

+ Nhựa hoá và bê tông hoá 100% đường huyện, xã; cứng hóa và mở rộng theo tiêu chuẩn nông thôn mới 100% đường thôn. Kiên cố hoá 80% kênh mương các loại và công trình thuỷ lợi nhỏ, thuỷ lợi nội đồng.

+ 100% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn năng lượng tái tạo.

Danh lam thắng cảnh
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Danh lam thắng cảnh
Hỏi đáp Pháp luật
Núi Bà Đen thuộc tỉnh nào? Giá vé vào cổng thăm quan Khu Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh núi Bà Đen là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Khu du lịch Kỳ Co ở tỉnh nào? Thành phố Quy Nhơn có bao nhiêu di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, bảo tồn quốc gia?
Hỏi đáp Pháp luật
Đỉnh Fansipan ở tỉnh nào? Fansipan cao bao nhiêu mét? Tỉnh Lào Cai đặt mục tiêu đến năm 2030 đón bao nhiêu triệu lượt khách du lịch?
Hỏi đáp Pháp luật
Phố cổ Hội An ở đâu? Phố cổ Hội An được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Vịnh Hạ Long ở tỉnh nào? Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào năm nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Vườn quốc gia Cúc Phương nằm ở tỉnh nào? Tỉnh Ninh Bình định hướng phát triển bao nhiêu khu du lịch cấp tỉnh đến năm 2030?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ Thác Bà ở huyện nào? Hồ Thác Bà dự báo đến năm 2030 đón bao nhiêu lượt khách du lịch?
Hỏi đáp Pháp luật
Quần thể danh thắng Tràng An ở tỉnh nào? Các chương trình dự án nào ưu tiên đầu tư trong kỳ quy hoạch chung xây dựng Quần thể danh thắng Tràng An?
Hỏi đáp Pháp luật
Động Phong Nha Kẻ Bàng ở tỉnh nào? Mức thu phí thuê thuyền tham quan động Phong Nha Kẻ Bàng là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Danh lam thắng cảnh
Nguyễn Thị Kim Linh
138 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Danh lam thắng cảnh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Danh lam thắng cảnh

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào