Thể lệ cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025?
Thể lệ cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025?
Căn cứ theo Thể lệ, thông tin tổ chức Cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh toàn quốc 2025 (cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025) như sau:
- Thời gian thi Trạng nguyên Tiếng Anh 2025:
+ Vòng Sơ khảo: từ tháng 9/2024 đến tháng 6/2025.
+ Vòng Chung kết: dự kiến tháng 7/2025.
- Đối tượng tham gia thi Trạng nguyên Tiếng Anh 2025:
+ Vòng Sơ kết: Học sinh từ lớp 2 đến lớp 8 đang học tập trên toàn quốc và được chia thành 2 nhóm đối tượng, cụ thể:
++ Nhóm đối tượng 1:
+++ Thí sinh tham gia lần đầu
+++ Thí sinh đã tham gia nhưng chưa từng được Ban Tổ chức chọn vào Vòng Chung kết
+++ Thí sinh đã từng được chọn tham gia Vòng Chung kết 1 lần
++ Nhóm đối tượng 2: Các thí sinh đã được chọn tham gia Vòng Chung kết từ 2 lần trở lên.
+ Vòng Chung kết: các thí sinh xuất sắc nhất tại Vòng Sơ khảo.
- Hình thức thi Trạng nguyên Tiếng Anh 2025:
+ Vòng Sơ kết:
++ Nhóm đối tượng 1: Quay clip dự thi và gửi về Ban tổ chức trước ngày 25/5/2025.
++ Nhóm đối tượng 2: Quay clip dự thi và gửi về Ban tổ chức trước ngày 25/5/2025 và nội dung thi mang tính phân loại do Ban tổ chức yêu cầu.
+ Vòng Chung kết: Viết bài luận, hùng biện theo chủ đề bắt buộc và tự chọn.
Xem thêm Thể lệ Cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh toàn quốc 2025:
Thể lệ cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025? (Hình từ Internet)
Nội dung giáo dục trung học cơ sở phải đáp ứng yêu cầu gì?
Căn cứ theo khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 30 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:
Điều 30. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục phổ thông
1. Nội dung giáo dục phổ thông phải bảo đảm tính phổ thông, cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp và có hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi cấp học.
2. Yêu cầu về nội dung giáo dục phổ thông ở các cấp học được quy định như sau:
a) Giáo dục tiểu học phải bảo đảm cho học sinh nền tảng phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, kỹ năng xã hội; có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có nhận thức đạo đức xã hội; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật;
b) Giáo dục trung học cơ sở củng cố, phát triển nội dung đã học ở tiểu học, bảo đảm cho học sinh có hiểu biết phổ thông cơ bản về tiếng Việt, toán, lịch sử dân tộc; kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp;
c) Giáo dục trung học phổ thông củng cố, phát triển nội dung đã học ở trung học cơ sở, hoàn thành nội dung giáo dục phổ thông; bảo đảm chuẩn kiến thức phổ thông cơ bản, toàn diện và hướng nghiệp cho học sinh, có nội dung nâng cao ở một số môn học để phát triển năng lực, đáp ứng nguyện vọng của học sinh.
[...]
Theo đó, nội dung giáo dục trung học cơ sở phải đáp ứng các yêu cầu dưới đây:
- Phải bảo đảm tính phổ thông, cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp và có hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi cấp học.
- Củng cố, phát triển nội dung đã học ở tiểu học, bảo đảm cho học sinh có hiểu biết phổ thông cơ bản về tiếng Việt, toán, lịch sử dân tộc; kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp.
Ai có thẩm quyền cho phép thành lập trường trung học cơ sở?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 52 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:
Điều 52. Thẩm quyền, thủ tục thành lập hoặc cho phép thành lập; cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục; sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường
1. Thẩm quyền thành lập trường công lập và cho phép thành lập trường dân lập, trường tư thục được quy định như sau:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đối với trường mầm non, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học cơ sở, trường phổ thông dân tộc bán trú, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản này;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đối với trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường trung cấp trên địa bàn tỉnh, trừ trường hợp quy định tại điểm c và điểm d khoản này;
c) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quyết định đối với trường trung cấp trực thuộc;
d) Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định đối với trường dự bị đại học, cao đẳng sư phạm và trường trực thuộc Bộ; trường mầm non, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên Chính phủ đề nghị;
[...]
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện mới có thẩm quyền cho phép thành lập trường trung học cơ sở, ngoại trừ trường trung học cơ sở do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên Chính phủ đề nghị thì thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Học sinh có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?