Phải quyết toán thu nhập toàn cầu nếu người nước ngoài là cá nhân cư trú trong năm?
Phải quyết toán thu nhập toàn cầu nếu người nước ngoài là cá nhân cư trú trong năm?
Căn cứ theo Điều 1 Thông tư 111/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi Điều 2 Thông tư 119/2014/TT-BTC quy định về người nộp thuế như sau:
Điều 1. Người nộp thuế
Người nộp thuế là cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân, Điều 2 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân (sau đây gọi tắt là Nghị định số 65/2013/NĐ-CP), có thu nhập chịu thuế theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP.
Phạm vi xác định thu nhập chịu thuế của người nộp thuế như sau:
Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập;
Đối với cá nhân là công dân của quốc gia, vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định với Việt Nam về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và là cá nhân cư trú tại Việt Nam thì nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân được tính từ tháng đến Việt Nam trong trường hợp cá nhân lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam đến tháng kết thúc hợp đồng lao động và rời Việt Nam (được tính đủ theo tháng) không phải thực hiện các thủ tục xác nhận lãnh sự để được thực hiện không thu thuế trùng hai lần theo Hiệp định tránh đánh thuế trùng giữa hai quốc gia.
Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập
[...]
Ngoài ra, Tổng cục Thuế vừa ban hành Công văn 5874/TCT-DNNCN năm 2024 về chính sách thuế thu nhập cá nhân. Tổng cục Thuế hướng dẫn việc phải quyết toán thu nhập toàn cầu nếu người nước ngoài là cá nhân cư trú trong năm như sau:
Về nguyên tắc, trường hợp người nước ngoài (ở những nước là quốc gia, vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam) lần đầu đến Việt Nam và đáp ứng điều kiện là cá nhân cư trú tại Việt Nam khi thực hiện quyết toán thuế năm đầu tiên thì phải tổng hợp thu nhập toàn cầu tính từ tháng đến Việt Nam tới thời điểm cuối năm và được tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân trong khoảng thời gian làm việc tại Việt Nam.
Người nước ngoài có trách nhiệm kê khai quyết toán với cơ quan thuế theo quy định pháp luật.
Phải quyết toán thu nhập toàn cầu nếu người nước ngoài là cá nhân cư trú trong năm? (Hình từ Internet)
Cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú khác nhau như thế nào?
Căn cứ Điều 1 Thông tư 111/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi Điều 2 Thông tư 119/2014/TT-BTC quy định về xác định cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú khi tính thuế thu nhập cá nhân. Theo đó, có thể phân biệt cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú theo bảng sau:
Tiêu chí | Cá nhân cư trú | Cá nhân không cư trú |
Thời gian có mặt tại Việt Nam | Từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam. | Dưới 183 ngày tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam. |
Nơi ở | Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam thuộc 1 trong 2 trường hợp sau: Trường hợp 1: Nơi ở thường xuyên theo pháp luật về cư trú: + Đối với công dân Việt Nam: Sinh sống thường xuyên, ổn định không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú. + Đối với người nước ngoài: Có nơi ở thường trú ghi trong Thẻ thường trú hoặc nơi ở tạm trú theo Thẻ tạm trú Trường hợp 2: Có nhà thuê để ở tại Việt Nam với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế. | Không có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam hoặc có nhà thuê để ở nhưng tổng thời hạn các hợp đồng thuê trong năm tính thuế dưới 183 ngày. |
Lưu ý: cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam nhưng thực tế có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế mà cá nhân không chứng minh được là cá nhân cư trú của nước nào thì cá nhân đó là cá nhân cư trú tại Việt Nam.
Các khoản tiền lương, tiền công chịu thuế thu nhập cá nhân?
Căn cứ quy định theo khoản 2 Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012 quy định thu nhập chịu thuế:
Điều 3. Thu nhập chịu thuế
Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân gồm các loại thu nhập sau đây, trừ thu nhập được miễn thuế quy định tại Điều 4 của Luật này:
[...]
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công;
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản: phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công; phụ cấp quốc phòng, an ninh; phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật; trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng và các khoản trợ cấp khác theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật lao động; trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội và các khoản phụ cấp, trợ cấp khác không mang tính chất tiền lương, tiền công theo quy định của Chính phủ.
[...]
Như vậy, theo quy định trên thì các khoản tiền lương, tiền công chịu thuế thu nhập cá nhân là các khoản sau đây:
- Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công;
- Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản:
+ Phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công;
+ Phụ cấp quốc phòng, an ninh;
+ Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm;
+ Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật;
+ Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng và các khoản trợ cấp khác theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
+ Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật lao động;
+ Trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội;
+ Các khoản phụ cấp, trợ cấp khác không mang tính chất tiền lương, tiền công theo quy định của Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thuế thu nhập cá nhân có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 27 tháng 12 là ngày gì? Ngày 27 tháng 12 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm?
- Đề thi cuối kì 1 Hóa 10 Kết nối tri thức có đáp án năm 2024?
- Mẫu Đơn đề nghị cấp đổi Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Quốc hội Việt Nam?
- 04 trường hợp công an xã được huy động tuần tra giao thông từ 1/1/2025?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 tỉnh Bình Phước?