Cách tính thuế TNCN lương tháng 13 chi tiết, mới nhất năm 2025?
Lương tháng 13 có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?
Tại Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thưởng như sau:
Điều 104. Thưởng
1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định:
Điều 2. Các khoản thu nhập chịu thuế
[...]
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:
[...]
đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức:
[...]
đ.7) Các khoản lợi ích khác.
e) Các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức, kể cả thưởng bằng chứng khoán, trừ các khoản tiền thưởng sau đây:
[...]
Theo Công văn 73512/CT-TTHT năm 2018 do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành:
[...]
Khoản thu nhập lương tháng thứ 13 của người lao động thuộc khoản thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương tiền công của cá nhân.
Theo đó, lương tháng thứ 13 là một khoản tiền thưởng, thuộc thu nhập phải đóng thuế thu nhập cá nhân.
Tham khảo thêm: Thu nhập từ tiền lương tiền công có cách tính thuế TNCN thế nào?
Cách tính thuế TNCN lương tháng 13 chi tiết, mới nhất năm 2025? (Hình từ Internet)
Cách tính thuế TNCN lương tháng 13 mới nhất năm 2025 đối với cá nhân cư trú tại Việt Nam?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 111/2013/TT-BTC và Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì cách tính thuế TNCN lương tháng 13 mới nhất năm 2025 đối với cá nhân cư trú tại Việt Nam theo công thức:
Số thuế TNCN = thu nhập tính thuế x thuế suất
Trong đó:
(1) Thu nhập tính thuế = thu nhập chịu thuế - các khoản giảm trừ theo Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC gồm:
+ Các khoản giảm trừ gia cảnh áp dụng theo quy định tại Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 như sau:
++ Mức giảm trừ đối với bản thân người nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);
++ Mức giảm trừ đối với người phụ thuộc của người nộp thuế là 4,4 triệu đồng/tháng/người;
+ Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện;
+ Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học
- Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập người lao động nhận được - các khoản được miễn thuế.
(2) Thuế suất thuế TNCN áp dụng theo Biểu thuế lũy tiến từng phần dưới đây:
Bậc thuế | Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng) | Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) | Thuế suất (%) |
1 | Đến 60 | Đến 5 | 5 |
2 | Trên 60 đến 120 | Trên 5 đến 10 | 10 |
3 | Trên 120 đến 216 | Trên 10 đến 18 | 15 |
4 | Trên 216 đến 384 | Trên 18 đến 32 | 20 |
5 | Trên 384 đến 624 | Trên 32 đến 52 | 25 |
6 | Trên 624 đến 960 | Trên 52 đến 80 | 30 |
7 | Trên 960 | Trên 80 | 35 |
Ví dụ cách tính thuế TNCN lương tháng 13 mới nhất năm 2025:
Lương của anh Nguyễn Văn A tháng 12/2024 là 20 triệu đồng, thưởng tháng 13 là 30 triệu đồng và các khoản bảo hiểm là: 8% bảo hiểm xã hội, 1.5% bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp 1%. Anh A nuôi 1 con đều dưới 18 tuổi. Thuế thu nhập cá nhân tạm nộp trong tháng của Anh A được tính như sau: - Thu nhập chịu thuế của Anh A là 20,000,000 + 30,000,000 = 50,000,000 đồng. - Anh A được giảm trừ các khoản sau: Bảo hiểm bắt buộc = 20,000,000 x (8% + 1.5% + 1%) = 2,100,000 đồng Giảm trừ bản thân = 11,000,000 đồng Giảm trừ người phụ thuộc = 1 x 4,400,000 = 4,400,000 đồng Tổng cộng các khoản được giảm trừ là: 11,000,000 + 4,400,000 + 2,100,000 = 17,500,000 triệu đồng Lưu ý: Thưởng không tính tiền bảo hiểm, chỉ tính tiền bảo hiểm trên số tiền lương theo khoản 2, khoản 3 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH được sửa đổi bởi khoản 26 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH. - Thu nhập tính thuế = 50,000,000 - 17,500,000 = 32,500,000 đồng Số thuế phải nộp tính theo từng bậc của Biểu thuế lũy tiến từng phần: + Bậc 1: thu nhập tính thuế đến 5 triệu đồng, thuế suất 5%: 5 triệu đồng × 5% = 0,25 triệu đồng + Bậc 2: thu nhập tính thuế trên 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng, thuế suất 10%: (10 triệu đồng - 5 triệu đồng) × 10% = 0,5 triệu đồng + Bậc 3: thu nhập tính thuế trên 10 triệu đồng đến 18 triệu đồng, thuế suất 15%: (18 triệu đồng - 10 triệu đồng) × 15% = 1,2 triệu đồng + Bậc 4: thu nhập tính thuế trên 18 triệu đồng đến 32 triệu đồng, thuế suất 20%: (32 triệu đồng - 18 triệu đồng) × 20% = 2,8 triệu đồng + Bậc 5: thu nhập tính thuế trên 32 triệu đồng đến 52 triệu đồng, thuế suất 25%: (32.5 triệu đồng - 32 triệu đồng) × 20% = 0,125 triệu đồng Tổng số thuế TNCN Anh A phải tạm nộp trong tháng là: 0,25 triệu đồng + 0,5 triệu đồng + 1,2 triệu đồng + 2,8 triệu đồng + 0,125 triệu đồng = 4,875 triệu đồng Vậy tiền thuế thu nhập cá nhân tạm nộp trong tháng 1/2025 của Anh A là 4,875,000 đồng. |
Có thể tính nhanh tiền thuế TNCN theo công thức sau:
Bậc | Thu nhập tháng | Số thuế phải nộp |
1 | TN <= 5tr | TN x 5% |
2 | 5tr < TN <= 10tr | TN x 10% - 0.25tr |
3 | 10tr < TN <= 18tr | TN x 15% - 0.75tr |
4 | 18tr < TN <= 32tr | TN x 20% - 1.65tr |
5 | 32tr < TN <= 52tr | TN x 25% - 3.25tr |
6 | 52tr < TN <= 80tr | TN x 30% - 5.85tr |
7 | TN > 80tr | TN x 35% - 9.85tr |
Lưu ý: Tùy vào số tiền thưởng tháng 13 được phân bổ chia thành nhận 1 tháng hay nhiều tháng mà tính thuế TNCN.
Cách tính thuế TNCN lương tháng 13 mới nhất năm 2025 đối với cá nhân không cư trú tại Việt Nam?
Theo Điều 18 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định cách tính thuế TNCN lương tháng 13 mới nhất năm 2025 đối với cá nhân không cư trú tại Việt Nam như sau:
(1) Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định bằng thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công nhân (×) với thuế suất 20%.
(2) Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định như đối với thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 111/2013/TT-BTC.
Việc xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công tại Việt Nam trong trường hợp cá nhân không cư trú làm việc đồng thời ở Việt Nam và nước ngoài nhưng không tách riêng được phần thu nhập phát sinh tại Việt Nam thực hiện theo công thức sau:
- Đối với trường hợp cá nhân người nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam:
Tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam | = | Số ngày làm việc cho công việc tại Việt Nam/Tổng số ngày làm việc trong năm | x | Thu nhập từ tiền lương, tiền công toàn cầu (trước thuế) | + | Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam |
Trong đó: Tổng số ngày làm việc trong năm được tính theo chế độ quy định tại Bộ Luật Lao động của Việt Nam.
- Đối với các trường hợp cá nhân người nước ngoài hiện diện tại Việt Nam:
Tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam | = | Số ngày có mặt ở Việt Nam/365 ngày | x | Thu nhập từ tiền lương, tiền công toàn cầu (trước thuế) | + | Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam |
Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam được nêu trên là các khoản lợi ích khác bằng tiền hoặc không bằng tiền mà người lao động được hưởng ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả hoặc trả hộ cho người lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Ngày 4 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 4/2/2025 là mùng mấy tết?
- Ngày 6 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 6/2/2025 là mùng mấy tết?
- Tổng hợp mẫu quyết định bổ nhiệm chuẩn nhất cho mọi chức vụ năm 2025?
- Cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH từ ngày 01/7/2025?