Luật kế toán mới nhất 2025 và Nghị định hướng dẫn Luật kế toán cập nhật năm 2025?
Luật kế toán mới nhất 2025 và Nghị định hướng dẫn Luật kế toán cập nhật năm 2025?
Luật kế toán mới nhất 2025 là Luật Kế toán 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Quản lý thuế 2019 và được sửa đổi bởi Luật sửa đổi Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính 2024 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.
Luật Kế toán 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017, bao gồm 06 Chương, 74 Điều.
Dưới đây là tổng hợp Nghị định hướng dẫn Luật kế toán cập nhật năm 2025:
- Nghị định 174/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật kế toán.
- Nghị định 25/2017/NĐ-CP về báo cáo tài chính nhà nước.
- Nghị định 41/2018/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập.
- Nghị định 151/2018/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính.
- Nghị định 05/2019/NĐ-CP về kiểm toán nội bộ.
- Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ.
- Nghị định 102/2021/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, hóa đơn; hải quan; kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số; quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước; kế toán, kiểm toán độc lập.
Luật kế toán mới nhất 2025 và Nghị định hướng dẫn Luật kế toán cập nhật năm 2025? (Hình từ Internet)
Đối tượng kế toán là gì?
Theo Điều 8 Luật Kế toán 2015 quy định đối tượng kế toán như sau:
(1) Đối tượng kế toán thuộc hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước, hành chính, sự nghiệp; hoạt động của đơn vị, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước gồm:
- Tiền, vật tư và tài sản cố định;
- Nguồn kinh phí, quỹ;
- Các khoản thanh toán trong và ngoài đơn vị kế toán;
- Thu, chi và xử lý chênh lệch thu, chi hoạt động;
- Thu, chi và kết dư ngân sách nhà nước;
- Đầu tư tài chính, tín dụng nhà nước;
- Nợ và xử lý nợ công;
- Tài sản công;
- Tài sản, các khoản phải thu, nghĩa vụ phải trả khác có liên quan đến đơn vị kế toán.
(1) Đối tượng kế toán thuộc hoạt động của đơn vị, tổ chức không sử dụng ngân sách nhà nước gồm tài sản, nguồn hình thành tài sản theo:
- Tiền, vật tư và tài sản cố định;
- Nguồn kinh phí, quỹ;
- Các khoản thanh toán trong và ngoài đơn vị kế toán;
- Thu, chi và xử lý chênh lệch thu, chi hoạt động;
- Tài sản, các khoản phải thu, nghĩa vụ phải trả khác có liên quan đến đơn vị kế toán.
(3) Đối tượng kế toán thuộc hoạt động kinh doanh, trừ hoạt động quy định tại (4), gồm:
- Tài sản;
- Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu;
- Doanh thu, chi phí kinh doanh, thu nhập và chi phí khác;
- Thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước;
- Kết quả và phân chia kết quả hoạt động kinh doanh;
- Tài sản, các khoản phải thu, nghĩa vụ phải trả khác có liên quan đến đơn vị kế toán.
(4) Đối tượng kế toán thuộc hoạt động ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, chứng khoán, đầu tư tài chính gồm:
- Các đối tượng quy định tại (3);
- Các khoản đầu tư tài chính, tín dụng;
- Các khoản thanh toán trong và ngoài đơn vị kế toán;
- Các khoản cam kết, bảo lãnh, giấy tờ có giá.
Nguyên tắc kế toán được quy định như thế nào?
Theo Điều 6 Luật Kế toán 2015 quy định nguyên tắc kế toán như sau:
(1) Giá trị tài sản và nợ phải trả được ghi nhận ban đầu theo giá gốc. Sau ghi nhận ban đầu, đối với một số loại tài sản hoặc nợ phải trả mà giá trị biến động thường xuyên theo giá thị trường và giá trị của chúng có thể xác định lại một cách đáng tin cậy thì được ghi nhận theo giá trị hợp lý tại thời điểm cuối kỳ lập báo cáo tài chính.
(2) Các quy định và phương pháp kế toán đã chọn phải được áp dụng nhất quán trong kỳ kế toán năm; trường hợp thay đổi các quy định và phương pháp kế toán đã chọn thì đơn vị kế toán phải giải trình trong báo cáo tài chính.
(3) Đơn vị kế toán phải thu thập, phản ánh khách quan, đầy đủ, đúng thực tế và đúng kỳ kế toán mà nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.
(4) Báo cáo tài chính phải được lập và gửi cơ quan có thẩm quyền đầy đủ, chính xác và kịp thời. Thông tin, số liệu trong báo cáo tài chính của đơn vị kế toán phải được công khai theo quy định tại nội dung công khai báo cáo tài chính Điều 31 Luật Kế toán 2015 và hình thức và thời hạn công khai báo cáo tài chính Điều 32 Luật Kế toán 2015.
(5) Đơn vị kế toán phải sử dụng phương pháp đánh giá tài sản và phân bổ các khoản thu, chi một cách thận trọng, không được làm sai lệch kết quả hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.
(6) Việc lập và trình bày báo cáo tài chính phải bảo đảm phản ánh đúng bản chất của giao dịch hơn là hình thức, tên gọi của giao dịch.
(7) Cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước ngoài việc thực hiện quy định tại (1), (2), (3), (4), (5) và (6) còn phải thực hiện kế toán theo mục lục ngân sách nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Định hướng sắp xếp các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện theo Công văn 24?
- Mẫu biên bản vụ cháy theo Thông tư 88 từ 15/01/2025?
- Quy định về thuế môn bài hộ kinh doanh mới thành lập? Hộ kinh doanh mới thành lập có phải nộp tờ khai lệ phí môn bài không?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 tỉnh Bến Tre?
- Các trường hợp ngừng, giảm mức cung cấp điện đối với khách hàng sử dụng điện từ 01/02/2025?