Tổng hợp các Luật có hiệu lực áp dụng từ ngày 1/7/2025?
Tổng hợp các Luật có hiệu lực áp dụng từ ngày 1/7/2025?
Từ ngày 1/7/2025, sẽ có 11 Luật do Quốc hội thông qua chính thức có hiệu lực áp dụng.
Dưới đây là 11 Luật mới có hiệu lực áp dụng từ ngày 1/7/2025:
[1] Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 2024
Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 2024 được Quốc hội thông qua ngày 27/11/2024, có 08 Chương và 55 Điều.
[2] Luật Công đoàn 2024
Luật Công đoàn 2024 được Quốc hội thông qua ngày 27/11/2024, có 06 Chương và 37 Điều.
[3] Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2024
Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2024 được Quốc hội thông qua ngày 27/11/2024, có 03 Điều.
[4] Luật Phòng không nhân dân 2024
Luật Phòng không nhân dân 2024 được Quốc hội thông qua ngày 27/11/2024, có 07 Chương và 47 Điều.
[5] Luật Công chứng 2024
Luật Công chứng 2024 được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2024, có 08 Chương và 76 Điều.
[6] Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024
Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024 được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2024, có 05 Chương và 59 Điều.
[7] Luật Di sản văn hóa 2024
Luật Di sản văn hóa 2024 được Quốc hội thông qua ngày 23/11/2024, có 09 Chương và 95 Điều.
[8] Luật Dược sửa đổi 2024
Luật Dược sửa đổi 2024 được Quốc hội thông qua ngày 21/11/2024, có 03 Điều.
[9] Luật Bảo hiểm xã hội 2024
Luật Bảo hiểm xã hội 2024 được Quốc hội thông qua ngày 29/06/2024, có 11 Chương và 141 Điều.
[10] Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp 2024
Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp 2024 được Quốc hội thông qua ngày 27/06/2024, có 07 Chương và 86 Điều.
[11] Luật Lưu trữ 2024
Luật Lưu trữ 2024 được Quốc hội thông qua ngày 21/06/2024, có 08 Chương và 65 Điều.
Tổng hợp các Luật có hiệu lực áp dụng từ ngày 1/7/2025? (Hình từ Internet)
Số, ký hiệu của Luật của Quốc hội được sắp xếp theo thứ tự như thế nào?
Căn cứ theo điểm a khoản 3 Điều 10 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định như sau:
Điều 10. Số, ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật
1. Số, ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật phải thể hiện rõ số thứ tự, năm ban hành, loại văn bản, cơ quan ban hành văn bản.
2. Việc đánh số thứ tự của văn bản quy phạm pháp luật phải theo từng loại văn bản và năm ban hành. Luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội được đánh số thứ tự theo từng loại văn bản và nhiệm kỳ của Quốc hội.
3. Số, ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật được sắp xếp như sau:
a) Số, ký hiệu của luật, nghị quyết của Quốc hội được sắp xếp theo thứ tự như sau: “loại văn bản: số thứ tự của văn bản/năm ban hành/tên viết tắt của cơ quan ban hành văn bản và số khóa Quốc hội”;
b) Số, ký hiệu của pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội được sắp xếp theo thứ tự như sau: “loại văn bản: số thứ tự của văn bản/năm ban hành/tên viết tắt của cơ quan ban hành văn bản và số khóa Quốc hội”;
c) Số, ký hiệu của các văn bản quy phạm pháp luật không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này được sắp xếp theo thứ tự như sau: “số thứ tự của văn bản/năm ban hành/tên viết tắt của loại văn bản - tên viết tắt của cơ quan ban hành văn bản”.
Như vậy, số, ký hiệu của Luật của Quốc hội được sắp xếp theo thứ tự như sau: “loại văn bản: số thứ tự của văn bản/năm ban hành/tên viết tắt của cơ quan ban hành văn bản và số khóa Quốc hội”;
Ví dụ: Luật số: 46/2024/QH15 (Luật Công chứng 2024)
Trong đó:
- Loại văn bản: Luật
- Số thứ tự của văn bản: 46
- Năm ban hành: 2024
- Tên viết tắt của cơ quan ban hành văn bản và số khóa Quốc hội: Quốc hội khóa 15.
Cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền có trách nhiệm gì trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật?
Căn cứ theo Điều 7 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật là:
- Cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trình dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật chịu trách nhiệm về tiến độ trình và chất lượng dự án, dự thảo văn bản do mình trình.
- Cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trình hoặc cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền ban hành văn bản về tiến độ soạn thảo, chất lượng dự án, dự thảo văn bản được phân công soạn thảo.
- Cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền được đề nghị tham gia góp ý kiến về đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật chịu trách nhiệm về nội dung và thời hạn tham gia góp ý kiến.
- Cơ quan thẩm định chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trình hoặc cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về kết quả thẩm định đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
Cơ quan thẩm tra chịu trách nhiệm trước cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về kết quả thẩm tra dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
- Quốc hội, Hội đồng nhân dân và cơ quan khác, người có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật chịu trách nhiệm về chất lượng văn bản do mình ban hành.
- Cơ quan, người có thẩm quyền chịu trách nhiệm về việc chậm ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
- Cơ quan, người có thẩm quyền chịu trách nhiệm về việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên hoặc ban hành văn bản quy định chi tiết có nội dung ngoài phạm vi được giao quy định chi tiết.
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo, cơ quan thẩm định, cơ quan trình, cơ quan thẩm tra và cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phải chịu trách nhiệm về việc không hoàn thành nhiệm vụ và tùy theo mức độ mà bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và quy định khác của pháp luật có liên quan trong trường hợp dự thảo văn bản không bảo đảm về chất lượng, chậm tiến độ, không bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật được phân công thực hiện.
* Trên đây là nội dung Tổng hợp các Luật có hiệu lực áp dụng từ ngày 1/7/2025?
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Văn bản quy phạm pháp luật có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quên mật khẩu Cuộc thi tuổi trẻ học tập làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh năm 2024 2025 lấy lại như thế nào?
- Mẫu Đơn đề nghị xét đặc cách tốt nghiệp THPT 2025 mới nhất theo Thông tư 24?
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?