Tuyến Metro số 2A Cát Linh - Hà Đông dài bao nhiêu km? Có bao nhiêu nhà ga?
Tuyến Metro số 2A Cát Linh - Hà Đông dài bao nhiêu km? Có bao nhiêu nhà ga?
Căn cứ theo tiết 2.2.2 Tiểu mục 2.2 Mục 2 Đề án Quản lý và phát triển hoạt động logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 814/QĐ-UBND năm 2018 của UBND thành phố Hà Nội quy định như sau:
2. Thực trạng hoạt động logistics của thành phố Hà Nội
[...]
2.2. Kết cấu hạ tầng phục vụ logistics
[...]
2.2.2. Hệ thống đường sắt
Hiện tại trên khu vực Hà Nội chỉ có các tuyến đường sắt thuộc mạng lưới đường sắt quốc gia, gồm các tuyến đường sắt hướng tâm, đường sắt vành đai do Tổng công ty Đường sắt Việt Nam quản lý, vận hành và khai thác.
Hệ thống đường sắt trên địa bàn thành phố Hà Nội có chiều dài 90 km, có 5 ga chính (Hàng cỏ, Giáp Bát, Văn Điển, Gia Lâm và Yên Viên) và một số ga phụ. Cơ sở hạ tầng của đường sắt còn cũ, lạc hậu, chưa được đầu tư hiện đại, việc vận tải hành khách và hàng hóa còn nhiều hạn chế. Các nút giao cắt với các tuyến đường bộ phần lớn là giao bằng; còn nhiều tuyến đường ngang qua đường sắt thiếu rào chắn, đèn báo hiệu, người gác. Các trục đường sắt hướng tâm là các trục đường sắt quốc gia nối vào đầu mối Hà Nội. Hiện có 5 tuyến đường sắt nối vào đầu mối Hà Nội (trong đó có 4 tuyến ở phía Bắc sông Hồng nối vào đầu mối theo dạng hình rẻ quạt), gồm các tuyến: Hà Nội- TP Hồ Chí Minh (đường sắt Bắc Nam); Hà Nội - Lào Cai; Hà Nội - Hải Phòng; Hà Nội - Đồng Đăng; Hà Nội - cảng Cái Lân (chở hàng) và đường sắt vành đai Hà Nội trở thành một vòng khép kín, trong đó có 2 ga lập tàu khách, 2 ga lập tàu hàng. Hiện nay, Thành phố Hà Nội đang phối hợp Bộ Giao thông vận tải triển khai các dự án đường sắt đô thị trên cao gồm: (1)Tuyến Metro số 2A Cát Linh - Hà Đông do Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư có chiều dài 13,1 km, được khởi công xây dựng năm 2011; (2) Tuyến Metro số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội giai đoạn I do Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội (UBND Thành phố) làm chủ đầu tư có tổng chiều dài 12,5 km (đoạn đi trên cao 8,5 km và đoạn đi ngầm 4,5 km), được khởi công năm 2010.
[...]
Theo đó, tuyến Metro số 2A Cát Linh Hà Đông có chiều dài 13,1 km và được khởi công xây dựng năm 2011.
Tuyến Metro số 2A Cát Linh - Hà Đông có 12 nhà ga: Ga Cát Linh, Ga La Thành, Ga Thái Hà, Ga Láng, Ga Thượng Đình, Ga Vành Đai 3, Ga Phùng Khoang, Ga Văn Quán, Ga Hà Đông, Ga La Khê, Ga Văn Khê, Ga Yên Nghĩa.
Tuyến Metro số 2A Cát Linh - Hà Đông dài bao nhiêu km? Có bao nhiêu nhà ga? (Hình từ Internet)
Đối tượng nào được miễn tiền vé đi tàu Metro số 2A Cát Linh - Hà Đông?
Căn cứ theo điểm 2.4 khoản 2 Điều 1 Quyết định 07/2021/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội quy định như sau:
Điều 1. Ban hành quy định giá vé vận chuyển hành khách công cộng có trợ giá trên tuyến đường sắt đô thị 2A Cát Linh - Hà Đông, thành phố Hà Nội cụ thể như sau:
1. Đối tượng áp dụng
Các tổ chức, cá nhân sử dụng, quản lý, khai thác dịch vụ vận tải hành khách công cộng có trợ giá tuyến đường sắt đô thị 2A Cát Linh - Hà Đông.
2. Mức giá cụ thể:
2.1. Giá vé lượt: Tại Phụ lục đính kèm.
2.2. Giá vé ngày: 30.000 đồng/người/vé/ngày (không giới hạn số lượt đi lại trên tuyến theo ngày)
2.3. Giá vé tháng:
- Hành khách phổ thông đi lại trên tuyến 2A Cát Linh - Hà Đông: 200.000 đồng/người/vé/tháng.
- Học sinh, sinh viên, người lao động tại các khu công nghiệp: 100.000 đồng/người/vé/tháng.
- Người lao động tại các văn phòng công sở, doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp mua vé tháng theo hình thức tập thể: 140.000 đồng /người/vé/tháng.
2.4. Miễn tiền vé cho các đối tượng ưu tiên: người có công, người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em dưới 6 tuổi, nhân khẩu thuộc hộ nghèo.
2.5. Miễn giá vé cho toàn bộ hành khách sử dụng dịch vụ vận tải hành khách trong 15 ngày đầu kể từ khi tuyến đường sắt đô thị 2A Cát Linh - Hà Đông bắt đầu khai thác vận hành thương mại.
2.6. Giá vé trên đã bao gồm tiền bảo hiểm thân thể hành khách đi trên tuyến 2A Cát Linh - Hà Đông và các khoản chi phí trung gian thanh toán, nếu có.
Theo đó, các đối tượng thuộc diện được miễn tiền vé đi tàu Metro số 2A Cát Linh Hà Đông là:
- Người có công,
- Người cao tuổi,
- Người khuyết tật,
- Trẻ em dưới 6 tuổi,
- Nhân khẩu thuộc hộ nghèo.
Hệ thống đường sắt Việt Nam gồm gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Luật Đường sắt 2017, hệ thống đường sắt Việt Nam bao gồm đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị và đường sắt chuyên dùng được quy định như sau:
- Đường sắt quốc gia: phục vụ nhu cầu vận tải chung của cả nước, từng vùng kinh tế và liên vận quốc tế.
- Đường sắt đô thị: phục vụ nhu cầu vận tải hành khách ở đô thị và vùng phụ cận.
- Đường sắt chuyên dùng: phục vụ nhu cầu vận tải riêng của tổ chức, cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?