Có thể nộp hồ sơ cấp giấy phép kết nối các tuyến đường sắt đô thị trên môi trường điện tử từ ngày 01/9/2023?
- Từ 01/9/2023, Cục Đường sắt Việt Nam sẽ thực hiện chức năng của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành đường sắt nào?
- Sửa đổi thành phần hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kết nối các tuyến đường sắt đô thị từ ngày 01/9/2023?
- Có thể nộp hồ sơ cấp giấy phép kết nối các tuyến đường sắt đô thị trên môi trường điện tử từ ngày 01/9/2023?
Từ 01/9/2023, Cục Đường sắt Việt Nam sẽ thực hiện chức năng của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành đường sắt nào?
Tại Điều 7 Thông tư 26/2018/TT-BGTVT có quy định thẩm quyền chấp thuận chủ trương, cấp giấy phép kết nối, gia hạn, thu hồi, hủy giấy phép kết nối, bãi bỏ kết nối như sau:
Thẩm quyền chấp thuận chủ trương, cấp giấy phép kết nối, gia hạn, thu hồi, hủy giấy phép kết nối, bãi bỏ kết nối
1. Bộ Giao thông vận tải chấp thuận chủ trương, cấp giấy phép kết nối, gia hạn, thu hồi, hủy giấy phép kết nối, gia hạn thời gian khai thác, sử dụng kết nối có thời hạn, quyết định bãi bỏ kết nối các tuyến đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng với đường sắt quốc gia theo quy định tại Thông tư này.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có đường sắt đô thị chấp thuận chủ trương, cấp giấy phép kết nối, gia hạn, thu hồi, hủy giấy phép kết nối, gia hạn thời gian khai thác, sử dụng kết nối có thời hạn, quyết định bãi bỏ kết nối đối với:
a) Các tuyến đường sắt đô thị trên địa bàn quản lý;
b) Các tuyến đường sắt đô thị với tuyến đường sắt đô thị đi qua địa giới hành chính hai tỉnh trở lên trong trường hợp vị trí kết nối trên địa bàn quản lý.
Tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 11/2023/TT-BGTVT có quy định Cục Đường sắt Việt Nam thực hiện chức năng của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành đường sắt như sau:
Thẩm quyền chấp thuận chủ trương, cấp giấy phép kết nối, gia hạn, thu hồi, hủy giấy phép kết nối, bãi bỏ kết nối
1. Bộ Giao thông vận tải chấp thuận chủ trương kết nối các tuyến đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng với đường sắt quốc gia theo quy định tại Thông tư này.
2. Cục Đường sắt Việt Nam thực hiện chức năng của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành đường sắt theo quy định tại Thông tư này, gồm: Cấp giấy phép kết nối; gia hạn giấy phép kết nối, bãi bỏ kết nối; thu hồi, hủy giấy phép kết nối các tuyến đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng với đường sắt quốc gia theo quy định tại Thông tư này.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có đường sắt đô thị chấp thuận chủ trương kết nối; cấp giấy phép kết nối; gia hạn giấy phép kết nối, bãi bỏ kết nối; thu hồi, hủy giấy phép kết nối đối với:
a) Các tuyến đường sắt đô thị trên địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý;
b) Các tuyến đường sắt đô thị với tuyến đường sắt đô thị đi qua địa giới hành chính hai tỉnh trở lên trong trường hợp vị trí kết nối trên địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý.
Như vậy, từ ngày 01/9/2023, Cục Đường sắt Việt Nam sẽ thực hiện chức năng của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành đường sắt bao gồm:
- Cấp giấy phép kết nối;
- Gia hạn giấy phép kết nối, bãi bỏ kết nối;
- Thu hồi, hủy giấy phép kết nối các tuyến đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng với đường sắt quốc gia.
Có thể nộp hồ sơ cấp phép kết nối các tuyến đường sắt đô thị trên môi trường điện tử từ ngày 01/9/2023? (Hình từ Internet)
Sửa đổi thành phần hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kết nối các tuyến đường sắt đô thị từ ngày 01/9/2023?
Tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 26/2018/TT-BGTVT có quy định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kết nối các tuyến đường sắt như sau:
Thủ tục cấp giấy phép kết nối
1. Hồ sơ đề nghị bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép kết nối của chủ đầu tư theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 của Thông tư này;
b) Bản sao các tài liệu sau:
Quyết định đầu tư dự án kết nối các tuyến đường sắt;
Hồ sơ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công các công trình tại điểm đ Khoản 1 Điều 8 của Thông tư này và hồ sơ bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ đã được phê duyệt kèm theo Quyết định phê duyệt theo quy định của pháp luật;
Phương án tổ chức thi công kết nối các công trình tại điểm đ Khoản 1 Điều 8 của Thông tư này và biện pháp bảo đảm an toàn thi công, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ trong khu vực kết nối;
Phương án tổ chức chạy tàu trên tuyến đường sắt đã được kết nối và giải pháp bảo đảm an toàn giao thông sau khi kết nối.
...
Tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 11/2023/TT-BGTVT có quy định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kết nối các tuyến đường sắt như sau:
Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 Điều 9 như sau:
1. Hồ sơ đề nghị bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép kết nối của chủ đầu tư theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 của Thông tư này;
b) Bản chính hoặc bản sao được chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử có giá trị pháp lý (đối với thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường mạng) các tài liệu sau:
Quyết định đầu tư dự án có các tuyến đường sắt đề xuất kết nối;
Hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công các công trình tại điểm đ khoản 1 Điều 8 của Thông tư này kèm theo Quyết định phê duyệt theo quy định của pháp luật;
Phương án tổ chức thi công kết nối các công trình tại điểm đ khoản 1 Điều 8 của Thông tư này và biện pháp bảo đảm an toàn thi công;
Phương án tổ chức chạy tàu trên tuyến đường sắt đã được kết nối và giải pháp bảo đảm an toàn giao thông sau khi kết nối.
...
Như vậy, từ ngày 01/9/2023, thành phần hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kết nối ray các tuyến đường sắt đô thị sẽ phải có bản chính hoặc bản sao được chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử có giá trị pháp lý (đối với thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường mạng) các tài liệu:
- Quyết định đầu tư dự án có các tuyến đường sắt đề xuất kết nối;
- Hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công các công trình kèm theo Quyết định phê duyệt theo quy định của pháp luật;
- Phương án tổ chức thi công kết nối các công trình và biện pháp bảo đảm an toàn thi công;
- Phương án tổ chức chạy tàu trên tuyến đường sắt đã được kết nối và giải pháp bảo đảm an toàn giao thông sau khi kết nối.
Ngoài ra, hồ sơ đề nghị cấp phép kết nối các tuyến đường sắt còn phải có đơn đề nghị cấp giấy phép kết nối của chủ đầu tư.
Có thể nộp hồ sơ cấp giấy phép kết nối các tuyến đường sắt đô thị trên môi trường điện tử từ ngày 01/9/2023?
Theo đó, tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 26/2018/TT-BGTVT được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 11/2023/TT-BGTVT, tổ chức cá nhân có nhu cầu cấp giấy phép kết nối có thể nộp trên môi trường mạng.
Cụ thể, trình tự nộp hồ sơ cấp giấy phép kết nối các tuyến đường sắt đô thị được tiến hành như sau:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu cấp giấy phép kết nối lập 01 bộ hồ sơ đề nghị, nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính hoặc gửi trên môi trường mạng đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.
Bước 2:
Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp:
Nếu thành phần hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm hướng dẫn bổ sung hồ sơ và trả kết quả trong ngày làm việc;
Trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc thực hiện qua môi trường mạng:
Nếu thành phần hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 02 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền thông báo bằng văn bản hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ;
Trường hợp thực hiện trên môi trường mạng:
Tổ chức, cá nhân có nhu cầu cấp giấy phép kết nối lập hồ sơ đề nghị gồm tệp tin chứa bản chụp chính hồ sơ, tài liệu quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 26/2018/TT-BGTVT (được sửa đổi bởi Thông tư 11/2023/TT-BGTVT) và thực hiện trên địa chỉ website: https://dichvucong.mt.gov.vn.
Lưu ý : Thông tư 11/2023/TT-BGTVT có hiệu lực từ 01/9/2023.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?