Năm thánh là gì? Năm thánh 2025 là gì? Tổ chức tôn giáo có những quyền gì?
Năm thánh là gì? Năm thánh 2025 là gì? Tổ chức tôn giáo có những quyền gì?
Theo Từ Điển Công Giáo, Hội đồng Giám mục Việt Nam có giải thích: "Năm thánh có nguồn gốc trong Cựu Ước, là năm Hội Thánh Công giáo cử hành kêu gọi các tín hữu tích cực sống đức tin qua việc hoán cải, hòa giải, sám hối, đền tội để được thứ tha tội lỗi và ban ân sủng, thực thi bác ái."
Năm thánh 2025 là năm Thánh thường lệ thứ 26. Chủ đề của năm thánh 2025 là "Những người hành hương của hy vọng".
Căn cứ theo Điều 7 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định tổ chức tôn giáo có những quyền như sau:
- Hoạt động tôn giáo theo hiến chương, điều lệ và văn bản có nội dung tương tự (sau đây gọi chung là hiến chương) của tổ chức tôn giáo.
- Tổ chức sinh hoạt tôn giáo.
- Xuất bản kinh sách và xuất bản phẩm khác về tôn giáo.
- Sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm tôn giáo, đồ dùng tôn giáo.
- Cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới cơ sở tôn giáo.
- Nhận tài sản hợp pháp do tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài tự nguyện tặng cho.
- Các quyền khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Vừa rồi là câu hỏi: "Năm thánh là gì? Năm thánh 2025 là gì? Tổ chức tôn giáo có những quyền gì?"
Năm thánh là gì? Năm thánh 2025 là gì? Tổ chức tôn giáo có những quyền gì? (Hình từ Internet)
Tổ chức lễ hội tín ngưỡng định kỳ được quy định như thế nào?
Theo Điều 13 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016, tổ chức lễ hội tín ngưỡng định kỳ được quy định như sau:
[1] Người đại diện, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc tổ chức lễ hội tín ngưỡng diễn ra định kỳ chậm nhất là 20 ngày trước ngày tổ chức lễ hội đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định sau đây:
- Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức lễ hội có trách nhiệm tiếp nhận thông báo đối với lễ hội tín ngưỡng có quy mô tổ chức trong một xã, phường, thị trấn.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi tổ chức lễ hội có trách nhiệm tiếp nhận thông báo đối với lễ hội tín ngưỡng có quy mô tổ chức trong nhiều xã thuộc một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức lễ hội có trách nhiệm tiếp nhận thông báo đối với lễ hội tín ngưỡng có quy mô tổ chức trong nhiều huyện thuộc một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
[2] Văn bản thông báo nêu rõ tên lễ hội tín ngưỡng, nội dung, quy mô, thời gian, địa điểm tổ chức, dự kiến thành viên ban tổ chức và các điều kiện cần thiết để bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường trong lễ hội.
[3] Việc tổ chức lễ hội tín ngưỡng định kỳ tại cơ sở tín ngưỡng là di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng thực hiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
[4] Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại mục [1] có trách nhiệm bảo đảm việc tổ chức lễ hội tín ngưỡng theo nội dung thông báo.
Điều kiện đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung là gì?
Căn cứ tại Điều 16 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định điều kiện đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung như sau:
[1] Tổ chức tôn giáo đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung cho tín đồ tại những nơi chưa đủ điều kiện thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc; tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung cho những người thuộc tổ chức khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Có địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo.
- Nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung có người đại diện là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
- Nội dung sinh hoạt tôn giáo không thuộc trường hợp bị cấm như sau:
+ Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
+ Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.
+ Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.
+ Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:
Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường;
Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;
Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
+ Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.
[2] Những người theo tôn giáo không thuộc trường hợp tại mục [1] được đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung khi đáp ứng đủ các điều kiện tại [1] và các điều kiện sau đây:
- Có giáo lý, giáo luật.
- Tên của nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung không trùng với tên tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức đã được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, tên tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hoặc tên danh nhân, anh hùng dân tộc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?