Giờ lễ Giáng sinh 2024 nhà thờ tại Hà Nội chi tiết?
Giờ lễ Giáng sinh 2024 nhà thờ tại Hà Nội chi tiết?
Lễ Giáng sinh 2024 sẽ diễn ra vào thứ Tư ngày 25/12/2024. Theo đó, vào dịp lễ này, người theo Công giáo thường sẽ đến nhà thờ làm lễ, cầu nguyện. Sau đây là giờ lễ Giáng sinh 2024 nhà thờ tại Hà Nội:
Nhà thờ | Giờ lễ Vọng Giáng sinh 2024 | Giờ lễ Giáng sinh 2024 |
Nhà thờ Lớn Hà Nội | 18h00 (tiếng Pháp), 19h30 hoan ca, 22h30 ngày 24/12/2024 | 07h00, 10h00, 18h00, 20h00 ngày 25/12/2024 |
Nhà Thờ An Thái (Kẻ Bưởi) | 18h00, 20h00 hoan ca, 22h00 ngày 24/12/2024 | 06h30, 17h00, 19h00 ngày 25/12/2024 |
Nhà Thờ Giang Xá | 20:00 diễn nguyện, 22:00 Thánh Lễ ngày 24/12/2024 | 5h30 và 19h00 ngày 25/12/2024 |
Nhà Thờ Thái Hà | 18h00, 19h30 (hoan ca GS), 22h00 ngày 24/12/2024 | 05h30, 08h00, 10h00, 16h00, 18h00, 20h00 ngày 25/12/2024 |
Nhà Thờ Hàm Long | 19h00 và 22h30 ngày 24/12/2024 | 05h30, 16h30, 18h30, 20h00 ngày 25/12/2024 |
Nhà Thờ Trung Trí | 16h30, 19h45 hoan ca, 22h00 ngày 24/12/2024 | 06h30, 16h30, 19h00 ngày 25/12/2024 |
Nhà Thờ Tân Lạc | 20h30 hoan ca, 23h00 ngày 24/12/2024 | 18h00, 20h00 ngày 25/12/2024 |
Nhà Thờ Cửa Bắc | 20h00 hoan ca, 22h00 Thánh Lễ ngày 24/12/2024 | 06h30, 10h30, 15h00, 19h00 ngày 25/12/2024 |
Nhà Thờ Cổ Nhuế | 20h00 hoan ca, 22h00 Thánh Lễ ngày 24/12/2024 | 16h00, 18h00, 20h00 ngày 25/12/2024 |
Nhà Thờ Hàng Bột | 20h00 thánh ca, 21h00 diễn nguyện, 22h00 Thánh Lễ ngày 24/12/2024 | 6h00, 18h00 và 19h30 ngày 25/12/2024 |
Nhà Thờ Đình Quán | 17h30, 20h00 hoan ca ngày 24/12/2024 | 05h30, 10h30, 18h00, 20h00 ngày 25/12/2024 |
Giờ lễ Giáng sinh 2024 nhà thờ tại Hà Nội chi tiết? (Hình từ Internet)
Người lao động có được nghỉ lễ Giáng sinh hay không?
Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ, tết như sau:
Điều 112. Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Ngoài ra, tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ hằng năm như sau:
Điều 113. Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
[...]
Theo quy định Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương cụ thể như sau:
Điều 115. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Thông qua quy định trên, lễ Giáng sinh không phải là một trong các nghỉ lễ mà người lao động được nghỉ hưởng nguyên lương. Tuy nhiên, người lao động vẫn có thể sử dụng phép năm hoặc thoả thuận nghỉ không lương vào dịp lễ này.
Người lao động có được tạm ứng tiền lương vào dịp lễ Giáng sinh không?
Căn cứ tại Điều 101 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tạm ứng tiền lương như sau:
Điều 101. Tạm ứng tiền lương
1. Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận và không bị tính lãi.
2. Người sử dụng lao động phải cho người lao động tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và người lao động phải hoàn trả số tiền đã tạm ứng.
Người lao động nhập ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự thì không được tạm ứng tiền lương.
3. Khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.
Như vậy, người lao động vẫn được tạm ứng tiền lương vào dịp lễ Giáng sinh theo thoả thuận với người sử dụng lao động và không bị tính lãi. Ngoài ra, Giáng sinh là ngày nghỉ hằng năm thì người lao động được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tín ngưỡng tôn giáo có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?
- Nội dung quy hoạch phân khu đô thị từ 01/07/2025 là gì?
- Thời hạn quy hoạch chung thành phố trực thuộc trung ương từ 01/07/2025 là bao lâu?
- Hồ sơ đăng ký đất đai lần đầu đối với đất rừng sản xuất gồm những giấy tờ gì?