Quy định về tiếp nhận, xác minh, hỗ trợ nạn nhân từ nước ngoài trở về qua cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài từ 01/7/2025?
- Quy định về tiếp nhận, xác minh, hỗ trợ nạn nhân từ nước ngoài trở về qua cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài từ 01/7/2025?
- Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền khi nhận được công hàm của cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam mà nạn nhân đồng ý nhận trở về như thế nào?
- Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận thông tin, tài liệu về nạn nhân đang ở nước ngoài thực hiện những công việc gì?
Quy định về tiếp nhận, xác minh, hỗ trợ nạn nhân từ nước ngoài trở về qua cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài từ 01/7/2025?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 30 Luật Phòng, chống mua bán người 2024 quy định về, từ 01/7/2025, việc tiếp nhận, xác minh, hỗ trợ nạn nhân từ nước ngoài trở về qua cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được thực hiện như sau:
- Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tiếp nhận, xử lý thông tin, tài liệu về nạn nhân và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền của Bộ Công an trong việc xác minh nhân thân của nạn nhân, cấp giấy tờ cần thiết, làm thủ tục đưa về nước;
- Cơ quan có thẩm quyền của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng thực hiện việc tiếp nhận; tiến hành xác minh và cấp một trong các giấy tờ, tài liệu xác nhận nạn nhân theo đề nghị của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài quy định tại khoản 3 Điều 29 Luật Phòng, chống mua bán người 2024;
Thực hiện hỗ trợ nhu cầu thiết yếu, hỗ trợ phiên dịch, hỗ trợ y tế trong trường hợp cần thiết và đưa ngay người đó đến cơ quan chuyên môn về lao động - thương binh và xã hội cấp huyện nơi tiếp nhận để thực hiện việc hỗ trợ theo quy định tại Chương 5 Luật Phòng, chống mua bán người 2024.
+ Trường hợp họ có nguyện vọng trở về nơi cư trú thì được hỗ trợ chi phí đi lại; nếu cần được chăm sóc về sức khỏe, tâm lý hoặc chưa xác định được nơi cư trú mà có nguyện vọng được lưu trú thì chuyển giao họ cho cơ sở trợ giúp xã hội hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân.
+ Đối với nạn nhân là trẻ em thì cơ quan chuyên môn về lao động - thương binh và xã hội cấp huyện có trách nhiệm thông báo cho người thân thích đến nhận hoặc bố trí người đưa về nơi người thân thích cư trú, trường hợp không có nơi nương tựa hoặc có căn cứ cho rằng họ có thể gặp nguy hiểm khi đưa về nơi người thân thích cư trú thì làm thủ tục chuyển giao cho cơ sở trợ giúp xã hội hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân.
Quy định về tiếp nhận, xác minh, hỗ trợ nạn nhân từ nước ngoài trở về qua cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài từ 01/7/2025? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền khi nhận được công hàm của cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam mà nạn nhân đồng ý nhận trở về như thế nào?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 31 Luật Phòng, chống mua bán người 2024 quy định về tiếp nhận, xác minh, giải cứu và trao trả người nước ngoài bị mua bán tại Việt Nam như sau:
Điều 31. Tiếp nhận, xác minh, giải cứu và trao trả người nước ngoài bị mua bán tại Việt Nam
[...]
4. Khi nhận được công hàm của cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam mà nạn nhân là công dân hoặc là người đang thường trú tại nước đó trả lời đồng ý nhận trở về, kèm theo giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh đã được cấp cho nạn nhân, cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao có trách nhiệm thống nhất với phía nước ngoài về các vấn đề để đưa nạn nhân về nước, sau đó thông báo bằng văn bản và chuyển giấy tờ xuất cảnh, nhập cảnh của nạn nhân cho cơ quan có thẩm quyền của Bộ Công an.
[...]
Như vậy, cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao khi nhận được công hàm của cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam mà nạn nhân là công dân hoặc là người đang thường trú tại nước đó trả lời đồng ý nhận trở về, kèm theo giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh đã được cấp cho nạn nhân có trách nhiệm là thống nhất với phía nước ngoài về các vấn đề để đưa nạn nhân về nước, sau đó thông báo bằng văn bản và chuyển giấy tờ xuất cảnh, nhập cảnh của nạn nhân cho cơ quan có thẩm quyền của Bộ Công an.
Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận thông tin, tài liệu về nạn nhân đang ở nước ngoài thực hiện những công việc gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 29 Luật Phòng, chống mua bán người 2024 quy định về cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài) khi tiếp nhận thông tin, tài liệu về người là nạn nhân do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, tổ chức quốc tế, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam ở trong nước trao đổi, do người tự trình báo là nạn nhân hoặc do người biết việc đến trình báo thì thực hiện các công việc sau đây:
- Trường hợp người đó chưa được giải cứu thì thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại để phối hợp kiểm tra, xác minh và giải cứu;
- Trường hợp người tự trình báo là nạn nhân hoặc đã được giải cứu thì phối hợp với cơ quan có thẩm quyền nước sở tại và cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam ở trong nước tiến hành kiểm tra, xác minh thông tin, thu thập tài liệu liên quan, thực hiện hỗ trợ theo quy định tại Chương 5 Luật Phòng, chống mua bán người 2024 và cấp một trong các giấy tờ, tài liệu theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Phòng, chống mua bán người 2024.
Lưu ý: Luật Phòng, chống mua bán người 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phòng chống mua bán người có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp lời chúc Giáng sinh ngắn gọn, mới nhất năm 2024?
- Đề ôn thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 5 vòng 8 cấp huyện có đáp án 2024 - 2025?
- Lịch âm tháng 2 năm 2025 - Lịch vạn niên tháng 2 năm 2025 đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Không tổ chức diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam?
- Chính thức chốt mức lương cơ sở cán bộ công chức viên chức năm 2025 chưa?