Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam từ ngày 01/12/2024?

Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam từ ngày 01/12/2024? Đối tượng nào được tuyển chọn bổ sung cho đội ngũ sĩ quan tại ngũ?

Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam từ ngày 01/12/2024?

Căn cứ khoản 1 Điều 15 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2024 quy định cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan:

Điều 15. Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan
1. Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan được quy định như sau:
a) Đại tướng, số lượng không quá 03, bao gồm:
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
Tổng Tham mưu trưởng; Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị;
b) Thượng tướng, Đô đốc Hải quân, số lượng không quá 14, bao gồm:
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thượng tướng, Đô đốc Hải quân: số lượng không quá 06;
Phó Tổng Tham mưu trưởng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị: mỗi chức vụ số lượng không quá 03;
Giám đốc, Chính ủy Học viện Quốc phòng;
c) Các chức vụ, chức danh có cấp bậc quân hàm cao nhất là Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân; Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân: số lượng không quá 398;
d) Các chức vụ, chức danh quy định tại các điểm h, i, k, l, m, n, o, p, q và r khoản 1 Điều 11 của Luật này và các chức vụ, chức danh tương đương có cấp bậc quân hàm cao nhất là cấp Tá, cấp Úy.
[...]

Theo quy định trên, cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam từ ngày 01/12/2024 như sau:

[1] Đại tướng, số lượng không quá 03, bao gồm:

- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng

- Tổng Tham mưu trưởng; Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị

[2] Thượng tướng, Đô đốc Hải quân, số lượng không quá 14, bao gồm:

- Thứ trưởng Bộ Quốc phòng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thượng tướng, Đô đốc Hải quân: số lượng không quá 06

- Phó Tổng Tham mưu trưởng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị: mỗi chức vụ số lượng không quá 03

- Giám đốc, Chính ủy Học viện Quốc phòng

[3] Các chức vụ, chức danh có cấp bậc quân hàm cao nhất là Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân; Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân: số lượng không quá 398

[4] Các chức vụ, chức danh sau và các chức vụ, chức danh tương đương có cấp bậc quân hàm cao nhất là cấp Tá, cấp Úy:

- Phó Tư lệnh, Phó Chính ủy: Binh chủng, Vùng Hải quân

- Sư đoàn trưởng, Chính ủy Sư đoàn

- Chỉ huy trưởng, Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh

- Chỉ huy trưởng, Chính ủy Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh

- Phó Sư đoàn trưởng, Phó Chính ủy Sư đoàn

- Phó Chỉ huy trưởng, Phó Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh

- Phó Chỉ huy trưởng, Phó Chính ủy Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh

- Lữ đoàn trưởng, Chính ủy Lữ đoàn

- Phó Lữ đoàn trưởng, Phó Chính ủy Lữ đoàn

- Trung đoàn trưởng, Chính ủy Trung đoàn

- Chỉ huy trưởng, Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cấp huyện

- Phó Trung đoàn trưởng, Phó Chính ủy Trung đoàn

- Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó Ban chỉ huy quân sự cấp huyện

- Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên Tiểu đoàn

- Phó Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên phó Tiểu đoàn

- Đại đội trưởng, Chính trị viên Đại đội

- Phó Đại đội trưởng, Chính trị viên phó Đại đội

- Trung đội trưởng

Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam từ ngày 01/12/2024?

Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam từ ngày 01/12/2024? (Hình từ Internet)

Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam được thăng quân hàm khi nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 17 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014 quy định thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ:

Điều 17. Thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ
1. Sĩ quan tại ngũ được thăng quân hàm khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 12 của Luật này;
b) Cấp bậc quân hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc quân hàm cao nhất quy định đối với chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm;
c) Đủ thời hạn xét thăng quân hàm quy định tại khoản 2 Điều này.
[...]

Như vậy, sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam được thăng quân hàm khi đáp ứng các điều kiện sau:

- Đủ tiêu chuẩn của sĩ quan Quân đội nhân dân

- Cấp bậc quân hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc quân hàm cao nhất quy định đối với chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm

- Đủ thời hạn xét thăng quân hàm sau:

+ Thiếu úy lên Trung úy: 2 năm

+ Trung úy lên Thượng úy: 3 năm

+ Thượng úy lên Đại úy: 3 năm

+ Đại úy lên Thiếu tá: 4 năm

+ Thiếu tá lên Trung tá: 4 năm

+ Trung tá lên Thượng tá: 4 năm

+ Thượng tá lên Đại tá: 4 năm

+ Đại tá lên Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm

+ Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân lên Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm

+ Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân lên Thượng tướng, Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm

+ Thượng tướng, Đô đốc Hải quân lên Đại tướng tối thiểu là 4 năm

Thời gian sĩ quan học tập tại trường được tính vào thời hạn xét thăng quân hàm.

Đối tượng nào được tuyển chọn bổ sung cho đội ngũ sĩ quan tại ngũ?

Căn cứ Điều 5 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 quy định những đối tượng sau được tuyển chọn bổ sung cho đội ngũ sĩ quan tại ngũ:

- Hạ sĩ quan, binh sĩ tốt nghiệp các trường đào tạo sĩ quan hoặc các trường đại học ngoài quân đội;

- Hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành tốt nhiệm vụ chiến đấu;

- Quân nhân chuyên nghiệp và công chức quốc phòng tại ngũ tốt nghiệp đại học trở lên đã được đào tạo, bồi dưỡng chương trình quân sự theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;

- Cán bộ, công chức ngoài quân đội và những người tốt nghiệp đại học trở lên được điều động vào phục vụ trong quân đội đã được đào tạo, bồi dưỡng chương trình quân sự theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;

- Sĩ quan dự bị.

Quân đội nhân dân
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Quân đội nhân dân
Hỏi đáp Pháp luật
Truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam được thể hiện như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ai là vị đại tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Quân đội nhân dân Việt Nam mang bản chất của giai cấp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cấp bậc cao nhất trong quân hàm tướng của Quân đội nhân dân Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 01/12/2024, chăm sóc sức khỏe đối với sĩ quan và thân nhân sĩ quan tại ngũ như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng (01/2021) xác định phương hướng, mục tiêu xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam đến năm 2030 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
“Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội...” - Câu nói trên là của ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay có bao nhiêu Quân đoàn? Quân hàm cao nhất của người giữ chức vụ Tư lệnh Quân đoàn là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Lời cảm ơn ngày Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12 chọn lọc, mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam từ ngày 01/12/2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quân đội nhân dân
Phan Vũ Hiền Mai
170 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Quân đội nhân dân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quân đội nhân dân

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào