Kế hoạch triển khai Đề án Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025 của ngành Giáo dục năm học 2024 - 2025?

Kế hoạch triển khai Đề án Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025 của ngành Giáo dục năm học 2024 - 2025?

Kế hoạch triển khai Đề án Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025 của ngành Giáo dục năm học 2024 - 2025?

Ngày 10/12/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch 1833/KH-BGDĐT năm 2024 triển khai Đề án Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025 của ngành Giáo dục năm học 2024 - 2025.

Kế hoạch triển khai Đề án Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025 của ngành Giáo dục năm học 2024 - 2025 đề ra 04 nhiệm vụ, giải pháp thực hiện như sau:

- Công tác truyền thông:

+ Tiếp tục xây dựng nội dung, cập nhật thông tin trên Cổng thông tin điện tử (TTĐT) của Đề án 1665 tại địa chỉ: http://dean1665.vn, Cổng TTĐT của Bộ GDĐT tại địa chi: https://moet.gov.vn, Fanpage của Chương trình tại địa chỉ: https://www.facebook.com/khoinghiepquocgiaHSSV và trên các phương tiện, thông tin, truyền thông khác.

+ Xây dựng các video clip định hướng nội dung, hình thức triển khai công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp để các cơ sở giáo dục, đào tạo tuyên truyền cho HSSV.

+ Truyền thông về Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên và Cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” lần thứ VII.

- Công tác hỗ trợ đào tạo:

+ Củng cố, phát triển mạng lưới cán bộ tư vấn, hỗ sinh viên khởi nghiệp trong các cơ sở đào tạo, mạng lưới cán bộ tư vấn hướng nghiệp và hỗ trợ khởi nghiệp trong các trường phổ thông; hướng dẫn, giao nhiệm vụ, phát huy hiệu quả đội ngũ cán bộ trong công tác tư vấn, phát triển các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp tại các địa phương.

+ Tham mưu ban hành khung kỹ năng bồi dưỡng, tư vấn, nghề nghiệp việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp nhằm thúc đẩy tinh thần doanh nhân, tinh thần khởi nghiệp cho HSSV phù hợp với từng cấp học;

+ Tổ chức xây dựng tài liệu cung cấp kiến thức, kỹ năng về tư vấn, nghề nghiệp việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp cho HSSV.

+ Tổ chức giao lưu truyền cảm hứng khởi nghiệp cho HSSV các cơ sở đào tạo đào tạo, các Sở GDĐT.

+ Tổ chức các khóa đào tạo khởi sự kinh doanh, quản trị doanh nghiệp cơ bản, chuyên sâu thực hiện Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 cho các sinh viên, nhóm sinh viên khởi nghiệp.

+ Tổ chức các hoạt động tư vấn, hỗ trợ công nghệ; tư vấn tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Nghị định 80/2021/NĐ-CP.

- Tạo môi trường hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp:

+ Tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng, hoàn thiện báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư khu cơ sở kỹ thuật và ươm tạo hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại 03 khu vực Bắc, Trung, Nam.

+ Tăng cường kết nối với các doanh nghiệp hỗ trợ các cơ sở giáo dục hình thành các không gian chung hỗ trợ khởi nghiệp để tạo môi trường cho các nhóm HSSV có điều kiện giao lưu, tìm hiểu kiến thức, hình thành ý tưởng, dự án khởi nghiệp.

+ Hướng dẫn các cơ sở GDĐH, các Sở GDĐT phối hợp với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp thí điểm triển khai các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp và phát triển các CLB khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục.

- Quản lý điều hành Đề án:

+ Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan triển khai các nội dung Đề án 1665.

+ Tổ chức kiểm tra, chỉ đạo, hỗ trợ các nhà trường, các Sở GDĐT xây dựng các hoạt động hỗ trợ HSSV khởi nghiệp.

+ Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện Bộ Tiêu chí đánh giá công tác hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo của cơ sở giáo dục đại học.

+ Tổ chức “Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên” lần thứ VII và Hội nghị tổng kết Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”.

+ Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp” giai đoạn 2026 - 2035.

https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/11122024/de-an-ho-tro-hoc-sinh%20(1).jpg

Kế hoạch triển khai Đề án Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025 của ngành Giáo dục năm học 2024 - 2025? (Hình từ Internet)

Trẻ em học mẫu giáo được giảm 50% học phí trong trường hợp nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 16 Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 16. Đối tượng được giảm học phí và hỗ trợ tiền đóng học phí
1. Các đối tượng được giảm 70% học phí gồm:
a) Học sinh, sinh viên học các ngành nghệ thuật truyền thống và đặc thù trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học công lập, tư thục có đào tạo về văn hóa - nghệ thuật bao gồm: Nhạc công kịch hát dân tộc, nhạc công truyền thống Huế, đờn ca tài tử Nam Bộ, diễn viên sân khấu kịch hát, nghệ thuật biểu diễn dân ca, nghệ thuật ca trù, nghệ thuật bài chòi, biểu diễn nhạc cụ truyền thống;
b) Học sinh, sinh viên học các chuyên ngành nhã nhạc cung đình, chèo, tuồng, cải lương, múa, xiếc; một số nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với giáo dục nghề nghiệp theo danh mục các nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định;
c) Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số (ngoài đối tượng dân tộc thiểu số rất ít người) ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển hải đảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
2. Các đối tượng được giảm 50% học phí gồm:
a) Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên là con cán bộ, công chức, viên chức, công nhân mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên;
b) Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà (trong trường hợp ở với ông bà) thuộc diện hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
3. Đối tượng được hỗ trợ tiền đóng học phí: Học sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục tư thục ở địa bàn không đủ trường công lập được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí.

Như vậy, trẻ em học mẫu giáo được giảm 50% học phí nếu thuộc các trường hợp dưới đây:

- Là con cán bộ, công chức, viên chức, công nhân mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên.

- Có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà (trong trường hợp ở với ông bà) thuộc diện hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Nguyên tắc xác định học phí đối với cơ sở giáo dục dân lập, tư thục là gì?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 8 Nghị định 81/2021/NĐ-CP, nguyên tắc xác định học phí đối với cơ sở giáo dục dân lập, tư thục đó là:

- Cơ sở giáo dục dân lập, tư thục được quyền chủ động xây dựng mức thu học phí và giá các dịch vụ khác trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo (trừ dịch vụ do Nhà nước định giá) bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy hợp lý, có trách nhiệm công khai, giải trình với người học và xã hội về mức thu học phí, giá các dịch vụ do mình quyết định.

- Cơ sở giáo dục dân lập, tư thục có trách nhiệm thuyết minh chi phí giáo dục, đào tạo bình quân một học sinh, mức thu học phí hàng năm, mức thu học phí toàn cấp học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và toàn khóa học đối với cơ sở giáo dục đại học; thuyết minh lộ trình và tỷ lệ tăng học phí các năm tiếp theo (tỷ lệ tăng hằng năm không quá 15% đối với đào tạo đại học;

Tỷ lệ tăng không quá 10% đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông) và thực hiện công khai theo quy định của pháp luật và giải trình với người học, xã hội.

- Học sinh thuộc đối tượng miễn, giảm học phí, hỗ trợ tiền đóng học phí tại các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục được nhà nước chi trả tối đa bằng mức học phí đối với học sinh cơ sở giáo dục công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên trên địa bàn.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục tiểu học, quy mô học sinh tiểu học trên địa bàn và định mức học sinh/lớp cấp tiểu học theo quy định để xây dựng tiêu chí xác định các địa bàn không đủ trường công lập trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và quyết định mức hỗ trợ tiền đóng học phí cho học sinh tiểu học tại các trường tư thục ở địa bàn không đủ trường công lập theo từng năm học;

Kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí do ngân sách nhà nước cấp theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước 2015 và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Sinh viên
Nguyễn Thị Kim Linh
122 lượt xem
Sinh viên
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Sinh viên
Hỏi đáp Pháp luật
Xếp loại học lực đại học theo thang điểm 10 năm học 2024-2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Chế độ chi trả học phí cho sinh viên ngành sức khỏe, dược học theo Nghị định 81?
Hỏi đáp Pháp luật
Scholarship là gì? Nguồn học bổng khuyến khích học tập cho sinh viên được quy định thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Sinh viên bị đình chỉ học có được đánh giá kết quả rèn luyện không?
Hỏi đáp Pháp luật
Kế hoạch triển khai Đề án Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025 của ngành Giáo dục năm học 2024 - 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Trong quá trình học sinh viên bị kỷ luật mức cảnh cáo thì khi đánh giá kết quả rèn luyện không được vượt quá loại nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trong quá trình học sinh viên bị kỷ luật mức khiển trách thì khi đánh giá kết quả rèn luyện có được loại giỏi không?
Hỏi đáp Pháp luật
Căn cứ theo Quy chế đánh giá điểm rèn luyện, kết quả rèn luyện đại học sẽ được chia thành mấy loại?
Hỏi đáp Pháp luật
Sinh viên làm gì để học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh?
Hỏi đáp Pháp luật
Dự kiến: Sinh viên tại chức được cấp học bổng như chính quy?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Sinh viên có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào