Dự kiến: Sinh viên tại chức được cấp học bổng như chính quy?
Dự kiến: Sinh viên tại chức được cấp học bổng như chính quy?
Cụ thể, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, sẽ xây dựng quy chế công tác sinh viên, trong đó nhóm được xét, cấp học bổng khuyến khích học tập cần bao gồm người học ở các hình thức đào tạo khác như vừa học vừa làm, đào tạo từ xa, chứ không riêng người học hệ chính quy.
Theo đó, tại Tờ trình Dự thảo Nghị định sửa đổi một số quy định của Luật Giáo dục Tại đây có nêu cụ thể như sau:
Đối với việc sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 4 Điều 8 Nghị định 84/2020/NĐ-CP, Bộ GDĐT lựa chọn Phương án 1. Theo phương án này, dự thảo Nghị định không có sự phân biệt học sinh, sinh viên học chương trình chính quy với người học chương trình vừa làm vừa học, đào tạo từ xa.
Ngoài ra, hiện nay Bộ GDĐT đã tiếp thu ý kiến của Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội và đang tiến hành sửa đổi, bổ sung Thông tư 10/2016/TTBGDĐT ngày 05/4/2016 ban hành Quy chế công tác sinh viên đối với chương trình đào tạo đại học hệ chính quy, theo đó Bộ GDĐT sẽ xây dựng Quy chế công tác sinh viên, trong đó quy định đối tượng xét, cấp học bổng khuyến khích học tập cần bao gồm người học thuộc các hình thức đào tạo theo đúng quy định của pháp luật.
Như vậy, nếu Dự thảo được thông qua, sinh viên hệ vừa làm vừa học (hay gọi là sinh viên tại chức), đào tạo từ xa có thể được xét, cấp học bổng khuyến khích học tập như sinh viên chính quy theo dự kiến của Bộ Giáo dục và đào tạo.
Bằng đại học tại chức có giá trị như bằng đại học chính quy không?
Căn cứ Điều 38 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi khoản 23 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 quy định về văn bằng giáo dục đại học như sau:
Điều 38. Văn bằng giáo dục đại học
1. Văn bằng giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương.
2. Người học hoàn thành chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra của trình độ đào tạo theo quy định, hoàn thành nghĩa vụ, trách nhiệm của người học thì được hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học cấp văn bằng ở trình độ đào tạo tương ứng.
[...]
Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 99/2019/NĐ-CP quy định về văn bằng, chứng chỉ giáo dục đại học như sau:
Điều 15. Văn bằng, chứng chỉ giáo dục đại học
1. Hệ thống văn bằng giáo dục đại học bao gồm:
a) Bằng cử nhân cấp cho người tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ đại học theo quy định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra bậc 6 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam và các quy định cụ thể, hợp pháp của cơ sở đào tạo;
[...]
Từ những căn cứ nêu trên, có thể thấy bằng đại học tại chức được công nhận có giá tương đương với bằng đại học chính quy theo quy định.
Người có bằng tại chức có được học thạc sĩ không?
Bằng tại chức có thể hiểu đơn giản là loại bằng cấp cho người theo học chương trình vừa học, vừa làm nếu người này đáp ứng đầy đủ các điều kiện tốt nghiệp của chương trình học.
Theo đó, tại khoản 4 Điều 12 Luật Giáo dục 2019 quy định về văn bằng, chứng chỉ như sau:
Điều 12. Văn bằng, chứng chỉ
1. Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học sau khi tốt nghiệp cấp học hoặc sau khi hoàn thành chương trình giáo dục, đạt chuẩn đầu ra của trình độ tương ứng theo quy định của Luật này.
2. Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân gồm bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương.
3. Chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học để xác nhận kết quả học tập sau khi được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp hoặc cấp cho người học dự thi lấy chứng chỉ theo quy định.
4. Văn bằng, chứng chỉ do cơ sở giáo dục thuộc các loại hình và hình thức đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân cấp có giá trị pháp lý như nhau.
5. Chính phủ ban hành hệ thống văn bằng giáo dục đại học và quy định văn bằng trình độ tương đương của một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù.
Theo đó, có thể thấy bằng tại chức và bằng chính quy sẽ có giá trị tương đương nhau. Như vậy, người có bằng tại chức hoàn toàn được học thi lên thạc sĩ như bình thường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam phê duyệt đề án kết nối, xác thực và chuẩn hóa cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm?
- Pháp nhân vi phạm hành chính có được ủy quyền cho nhân viên của mình ký biên bản vi phạm hành chính không?
- Để hành nghề luật sư tại Việt Nam thì cần đáp ứng những tiêu chuẩn, điều kiện gì?
- Toàn bộ 12 Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính được UBTV Quốc hội thông qua 14/11/2024?
- Công vụ là gì? Hoạt động công vụ của cán bộ công chức là gì? Chủ thể thực thi công vụ là ai?