Danh sách 19 tập đoàn, tổng công ty về lại các bộ quản lý ngành?
Danh sách 19 tập đoàn, tổng công ty về lại các bộ quản lý ngành?
Ngày 06/12/2024, Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW đã ban hành Kế hoạch 141/KH/BCĐTKNQ18 về Kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ.
Theo đó, tại Tiểu mục 2 Mục 2 Kế hoạch 141/KH/BCĐTKNQ18 năm 2024 có nêu cụ thể như sau:
II. VỀ KẾ HOẠCH SẮP XẾP, TINH GỌN TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CHÍNH PHỦ
[...]
2. Định hướng kế hoạch sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ
[....]
2.3. Định hướng đối với các cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác
(1) Kết thúc hoạt động của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, chuyển quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với 19 tập đoàn, tổng công ty nhà nước hiện đang giao Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp quản lý về các Bộ quản lý ngành và nghiên cứu mô hình tổ chức trực thuộc Chính phủ.
Đối với Đảng bộ một số tập đoàn lớn như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam PVN, Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam,... chuyển tổ chức đảng về trực thuộc Đảng bộ Chính phủ.
[....]
Đồng thời, tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 131/2018/NĐ-CP, 19 tập đoàn, tổng công ty hiện đang do Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp quản lý bao gồm:
Điều 9. Cơ cấu tổ chức và các doanh nghiệp do Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu
[...]
2. Doanh nghiệp do Ủy ban trực tiếp làm đại diện chủ sở hữu:
a) Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước;
b) Tập đoàn Dầu khí Việt Nam;
c) Tập đoàn Điện lực Việt Nam;
d) Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam;
đ) Tập đoàn Hóa chất Việt Nam;
[...]
Như vậy, Danh sách 19 tập đoàn, tổng công ty về lại các bộ quản lý ngành gồm có:
1. Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước
2. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
3. Tập đoàn Điện lực Việt Nam
4. Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam
5. Tập đoàn Hóa chất Việt Nam
6. Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam
7. Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam
8. Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam
9. Tổng Công ty Viễn thông MobiFone
10. Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam
11. Tổng Công ty Hàng không Việt Nam
12. Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam
13. Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam
14. Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam
15. Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam
16. Tổng Công ty Cà phê Việt Nam
17. Tổng Công ty Lương thực miền Nam
18. Tổng Công ty Lương thực miền Bắc
19. Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam
Danh sách 19 tập đoàn, tổng công ty về lại các bộ quản lý ngành? (Hình từ Internet)
Mục đích của Kế hoạch 141/KH/BCĐTKNQ18 trong việc định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ là gì?
Căn cứ tại Tiểu mục 1 Mục 1 Kế hoạch 141/KH/BCĐTKNQ18 năm 2024, mục đích của Kế hoạch 141 trong việc định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ là:
- Tiếp tục hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và kiện toàn cơ cấu tổ chức của Chính phủ khóa XV và khóa XVI bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả trên cơ sở tổ chức hợp lý các bộ đa ngành, đa lĩnh vực;
- Phát huy đầy đủ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ được Hiến pháp quy định nhằm xây dựng Chính phủ dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, trong sạch, vững mạnh, công khai, minh bạch, phục vụ Nhân dân, tăng cường sự quản lý thông suốt từ Trung ương đến địa phương, trên cơ sở phân cấp, phân quyền hợp lý, đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Việc định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ phải đáp ứng những nguyên tắc gì?
Căn cứ tại Tiểu mục 3 Mục 1 Kế hoạch 141/KH/BCĐTKNQ18 năm 2024, việc định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ phải đáp ứng những nguyên tắc sau đây:
- Bám sát định hướng sắp xếp theo yêu cầu của Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2017.
- Tổ chức hợp lý các bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, thực hiện nguyên tắc một cơ quan thực hiện nhiều việc và một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm chính; đồng thời sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức bên trong bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ bảo đảm tinh gọn, giảm đầu mối (cơ bản kết thúc mô hình tổng cục trong các bộ, cơ quan ngang bộ).
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước đáp ứng điều kiện xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?