Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam là ngày nào?
- Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam là ngày nào?
- Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam có cấp bậc quân hàm cao nhất là gì?
- Nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác tuyên huấn trong Quân đội, Dân quân tự vệ và Ban Cơ yếu Chính phủ của Tổng cục Chính trị được quy định thế nào?
Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam là ngày nào?
Ngày 22/12/1944, tại khu rừng giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo, châu Nguyên Bình (nay là huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) đã diễn ra buổi Lễ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - Đội quân chủ lực đầu tiên, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay.
Cùng với đó, hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị của Đội chính thức được xác lập. Ngày 22/12/1944 - Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam đồng thời cũng là Ngày truyền thống của Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam. Quá trình xây dựng trưởng thành, chiến đấu và chiến thắng của quân đội đều gắn liền với hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị.
Như vậy, ngày truyền thống Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam là ngày 22/12/1944
Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam là ngày nào? (Hình từ Internet)
Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam có cấp bậc quân hàm cao nhất là gì?
Căn cứ Điều 15 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014 quy định cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan:
Điều 15. Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan
1. Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan được quy định như sau:
a) Đại tướng:
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
Tổng Tham mưu trưởng; Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị;
b) Thượng tướng, Đô đốc Hải quân:
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thượng tướng, Đô đốc Hải quân không quá sáu;
Phó Tổng Tham mưu trưởng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị: mỗi chức vụ có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thượng tướng không quá ba;
Giám đốc, Chính ủy Học viện Quốc phòng;
c) Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân:
Tư lệnh, Chính ủy: Quân khu, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng; Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục; Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ;
Tư lệnh, Chính ủy Bộ Tư lệnh: Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Cảnh sát biển Việt Nam;
Giám đốc, Chính ủy các học viện: Lục quân, Chính trị, Kỹ thuật quân sự, Hậu cần, Quân y;
[...]
Theo quy định trên, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam có cấp bậc quân hàm cao nhất là thượng tướng không quá ba.
Nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác tuyên huấn trong Quân đội, Dân quân tự vệ và Ban Cơ yếu Chính phủ của Tổng cục Chính trị được quy định thế nào?
Căn cứ Tiểu mục A Mục 3 Quy định 51-QĐ/TW năm 2021 quy định nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Tổng cục Chính trị:
III- NHIỆM VỤ VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA TỔNG CỤC CHÍNH TRỊ
A-NHIỆM VỤ
1. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác tuyên huấn trong Quân đội, Dân quân tự vệ và Ban Cơ yếu Chính phủ:
- Tổ chức nghiên cứu, học tập và tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương cửa Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đường lối, quan điểm, tư tưởng quân sự của Đảng, nhiệm vụ chính trị của Quân đội cho các đối tượng trong toàn quân. Chỉ đạo và tổ chức đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên lĩnh vực lý luận chính trị, tư tưởng, văn hóa, giữ vững trận địa tư tưởng của Đảng trong Quân đội. Xây dựng và thực hiện các chương trình, nội dung giáo dục chính trị cho các đối tượng trong toàn quân và nội dung giáo dục khoa học xã hội và nhân văn trong các nhà trường Quân đội.
[...]
Như vậy, nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác tuyên huấn trong Quân đội, Dân quân tự vệ và Ban Cơ yếu Chính phủ của Tổng cục Chính trị như sau:
- Tổ chức nghiên cứu, học tập và tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương cửa Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đường lối, quan điểm, tư tưởng quân sự của Đảng, nhiệm vụ chính trị của Quân đội cho các đối tượng trong toàn quân.
- Chỉ đạo và tổ chức đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên lĩnh vực lý luận chính trị, tư tưởng, văn hóa, giữ vững trận địa tư tưởng của Đảng trong Quân đội.
- Xây dựng và thực hiện các chương trình, nội dung giáo dục chính trị cho các đối tượng trong toàn quân và nội dung giáo dục khoa học xã hội và nhân văn trong các nhà trường Quân đội.
- Chỉ đạo, hướng dẫn công tác thông tin, tuyên truyền, văn hóa, văn nghệ, báo chí, xuất bản, in, phát hành trong Quân đội theo đúng đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chủ trương của Quân ủy Trung ương và quy định của Bộ Quốc phòng.
- Phối hợp với cơ quan văn hóa thông tin ngoài Quân dội chỉ đạo, hướng dẫn sáng tác, quảng bá văn học nghệ thuật thuộc đề tài Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ và chiến tranh cách mạng, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
- Chỉ đạo, hướng dẫn phong trào thi đua quyết thắng trong toàn quân; chăm lo đời sống văn hoá tinh thần của bộ đội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- 7 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Tháng 2 2025 có ngày lễ nào ở Việt Nam NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương không?
- Lương của người lao động tăng bao nhiêu khi hết thời gian thử việc?
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là gì? Báo cáo thuyết minh bản đồ hiện trạng sử dụng đất gồm những nội dung gì?