Giá trị giới hạn các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải nhà máy chế biến thủy sản theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7648:2007?

Giá trị giới hạn các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải nhà máy chế biến thủy sản theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7648:2007?

Giá trị giới hạn các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải nhà máy chế biến thủy sản theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7648:2007?

Căn cứ Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7648:2007 quy định giá trị giới hạn các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải nhà máy chế biến thủy sản như sau:

- Giá trị giới hạn của các thông số và nồng độ của các chất ô nhiễm trong nước thải nhà máy chế biến thủy sản khi thải vào các nguồn nước tiếp nhận khác nhau không được vượt quá các giá trị nêu tại bảng trên

- Nước thải của nhà máy chế biến thủy sản có giá trị các thông số và nồng độ của các chất ô nhiễm nhỏ hơn hoặc bằng giá trị quy định trong cột A thì có thể thải vào các thủy vực thường được dùng làm nguồn nước cho mục đích sinh hoạt.

- Nước thải của nhà máy chế biến thủy sản có giá trị các thông số và nồng độ của các chất ô nhiễm lớn hơn giá trị quy định trong cột A nhưng nhỏ hơn hoặc bằng giá trị quy định trong cột B thì có thể thải vào các thủy vực khác trừ các thủy vực quy định ở cột A.

- Nước thải của nhà máy chế biến thủy sản có giá trị các thông số và nồng độ của các chất ô nhiễm lớn hơn giá trị quy định trong cột B nhưng không vượt quá giá trị quy định trong cột C chỉ được thải vào các nơi quy định (như hồ chứa nước thải được xây riêng, cống dẫn đến nhà máy xử lý nước thải tập trung, các nơi được chỉ định, v.v.).

Giá trị giới hạn các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải nhà máy chế biến thủy sản theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7648:2007?

Giá trị giới hạn các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải nhà máy chế biến thủy sản theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7648:2007? (Hình từ Internet)

Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư cho hoạt động thủy sản nào?

Căn cứ khoản 3 Điều 6 Luật Thủy sản 2017 quy định chính sách của Nhà nước trong hoạt động thủy sản:

Điều 6. Chính sách của Nhà nước trong hoạt động thủy sản
[...]
3. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư cho hoạt động quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và hoạt động sau đây:
a) Tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, mô hình liên kết, hợp tác;
b) Đầu tư công nghệ tiên tiến trong chế biến thủy sản để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, giảm tổn thất sau thu hoạch; xây dựng chợ đầu mối thủy sản, quảng bá thương hiệu sản phẩm thủy sản;
c) Đầu tư nuôi trồng thủy sản trên biển; nuôi trồng thủy sản hữu cơ;
d) Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản; truy xuất nguồn gốc thủy sản.

Như vậy, nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư cho hoạt động thủy sản sau:

- Nghiên cứu, điều tra, đánh giá, bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản và phục hồi hệ sinh thái thủy sinh; lưu giữ giống gốc của loài thủy sản bản địa, đặc hữu có giá trị kinh tế, loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm

- Xây dựng cảng cá loại 1, loại 2, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; hạng mục hạ tầng thiết yếu của khu bảo tồn biển; hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, vùng sản xuất giống thủy sản tập trung

- Xây dựng hệ thống theo dõi, giám sát hoạt động của tàu cá trên biển; hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản; hệ thống quan trắc, cảnh báo môi trường, dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản

- Phát triển khoa học và công nghệ, trong đó ưu tiên công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới trong lĩnh vực tạo giống thủy sản; sản xuất sản phẩm thủy sản quốc gia, sản phẩm thủy sản chủ lực; sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; công nghệ chế biến phụ phẩm thành thực phẩm hoặc làm nguyên liệu cho ngành kinh tế khác

- Phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nghề trong hoạt động thủy sản

- Thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản

- Xây dựng trung tâm nghề cá lớn

- Mua bảo hiểm nuôi trồng thủy sản trên biển và hải đảo; bảo hiểm thuyền viên; bảo hiểm thân tàu, trang thiết bị cho tàu cá khai thác thủy sản trên biển từ vùng khơi trở ra

- Phát triển hoạt động thủy sản từ vùng khơi trở ra; khôi phục sản xuất khi có sự cố môi trường, thiên tai, dịch bệnh; hỗ trợ ngư dân trong thời gian cấm khai thác thủy sản, chuyển đổi nghề nhằm giảm cường lực khai thác thủy sản ven bờ

- Xây dựng thương hiệu sản phẩm quốc gia, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản

- Tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, mô hình liên kết, hợp tác

- Đầu tư công nghệ tiên tiến trong chế biến thủy sản để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, giảm tổn thất sau thu hoạch; xây dựng chợ đầu mối thủy sản, quảng bá thương hiệu sản phẩm thủy sản

- Đầu tư nuôi trồng thủy sản trên biển; nuôi trồng thủy sản hữu cơ

- Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản; truy xuất nguồn gốc thủy sản

Có được sử dụng chất hỗ trợ chế biến thủy sản không?

Căn cứ Điều 97 Luật Thủy sản 2017 quy định bảo quản thủy sản, sản phẩm thủy sản:

Điều 97. Bảo quản thủy sản, sản phẩm thủy sản
1. Bảo quản thủy sản, sản phẩm thủy sản trên tàu cá, phương tiện vận chuyển thủy sản; cảng cá, chợ thủy sản đầu mối; kho lạnh thủy sản, cơ sở mua, bán, sơ chế, chế biến thủy sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.
2. Không sử dụng phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thủy sản đã quá thời hạn sử dụng, ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc trong danh mục được phép sử dụng nhưng vượt quá giới hạn cho phép; hóa chất không rõ nguồn gốc, hóa chất bị cấm sử dụng để bảo quản thủy sản, sản phẩm thủy sản.

Theo quy định trên, không được sử dụng phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thủy sản đã quá thời hạn sử dụng, ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc trong danh mục được phép sử dụng nhưng vượt quá giới hạn cho phép; hóa chất không rõ nguồn gốc, hóa chất bị cấm sử dụng để bảo quản thủy sản, sản phẩm thủy sản.

Tiêu chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tiêu chuẩn Việt Nam
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu chung đối với việc lắp đặt hệ thống LPG theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN7467:2005?
Hỏi đáp Pháp luật
Thành phần chính có trong khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) dùng cho xe cơ giới theo TCVN 7466:2005?
Hỏi đáp Pháp luật
Nước thải - Phương pháp xác định màu và mùi theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4558:1988?
Hỏi đáp Pháp luật
Việc vệ sinh và xử lý cá hồi đóng hộp phải đáp ứng yêu cầu gì theo TCVN 6386:2003?
Hỏi đáp Pháp luật
Lò đốt chất thải rắn y tế phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật nào theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7380:2004?
Hỏi đáp Pháp luật
Mực tươi đông lạnh ăn liền phải đảm bảo các yêu cầu nào theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8335:2010?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ chức thực hiện công tác thí nghiệm mô hình thủy lực công trình như thế nào theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8214:2009?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện thu hoạch và đưa xoài vào bảo quản theo TCVN 5008:2007?
Hỏi đáp Pháp luật
Giá trị giới hạn các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải nhà máy chế biến thủy sản theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7648:2007?
Hỏi đáp Pháp luật
07 yếu tố chọn bình chứa mẫu nước thải sinh hoạt theo TCVN 5999:1995?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tiêu chuẩn Việt Nam
Phan Vũ Hiền Mai
84 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào