Ô tô khách thành phố để người khuyết tật tiếp cận sử dụng có tối thiểu bao nhiêu ghế ưu tiên theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 82:2024/BGTVT?

Ô tô khách thành phố để người khuyết tật tiếp cận sử dụng có tối thiểu bao nhiêu ghế ưu tiên theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 82:2024/BGTVT? Có bao nhiêu dạng tật?

Ô tô khách thành phố để người khuyết tật tiếp cận sử dụng có tối thiểu bao nhiêu ghế ưu tiên theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 82:2024/BGTVT?

Căn cứ tiết 2.3.2 Tiểu mục 2.3 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 82:2024/BGTVT quy định về kỹ thuật:

2. QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT
[...]
2.3. Yêu cầu kỹ thuật của xe về khả năng tiếp cận khác
[...]
2.3.2. Ghế ưu tiên
2.3.2.1. Xe phải có ít nhất 4 ghế ưu tiên dành cho người khuyết tật sử dụng.
2.3.2.2. Ghế ưu tiên phải phù hợp với những yêu cầu sau:
2.3.2.2.1. Không được là ghế lật, gấp hoặc có thể dịch chuyển.
2.3.2.2.2. Chỉ quay mặt về phía trước hoặc phía sau xe.
2.3.2.2.3. Không phải áp dụng các yêu cầu quy định tại điểm 2.2.1.2.2 và điểm 2.2.1.2.3 hoặc điểm 2.2.1.3.5 của Quy chuẩn này.
2.3.2.2.4. Có vị trí gần cửa vào ưu tiên và cửa ra ưu tiên nhất có thể.
2.3.2.2.5. Giá tỳ tay lắp trên ghế ưu tiên phải di chuyển được trong phạm vi cần thiết để người khuyết tật có thể dễ dàng tiếp cận ghế ưu tiên hoặc ghế ưu tiên khác tiếp theo ghế này.
[...]

Theo quy định trên, ô tô khách thành phố để người khuyết tật tiếp cận sử dụng có tối thiểu 4 ghế ưu tiên dành cho người khuyết tật sử dụng. Ghế ưu tiên phải phù hợp với những yêu cầu sau:

- Không được là ghế lật, gấp hoặc có thể dịch chuyển.

- Chỉ quay mặt về phía trước hoặc phía sau xe.

- Không phải áp dụng các yêu cầu quy định tại điểm 2.2.1.2.2 và điểm 2.2.1.2.3 hoặc điểm 2.2.1.3.5 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 82:2024/BGTVT

- Có vị trí gần cửa vào ưu tiên và cửa ra ưu tiên nhất có thể.

- Giá tỳ tay lắp trên ghế ưu tiên phải di chuyển được trong phạm vi cần thiết để người khuyết tật có thể dễ dàng tiếp cận ghế ưu tiên hoặc ghế ưu tiên khác tiếp theo ghế này.

- Chiều rộng đệm ngồi không nhỏ hơn 440 mm, đối xứng qua đường tâm của ghế. Chiều sâu đệm ngồi không nhỏ hơn 350 mm.

- Mặt trên của đệm ngồi phải có chiều cao từ 400 mm đến 500 mm so với sàn xe (đo từ điểm nằm trên đường thẳng nằm ngang tưởng tượng kéo dài theo đường tâm mặt đệm ghế tới sàn xe).

- Nếu một ghế ưu tiên và một ghế liền kề trước nó cùng quay về một hướng thì:

+ Khoảng cách giữa mặt trước đệm tựa của ghế ưu tiên và mặt sau đệm tựa của ghế phía trước không nhỏ hơn 650 mm (đo theo đường thẳng nằm ngang tưởng tượng kéo dài theo đường tâm mặt đệm ghế ưu tiên)

+ Nếu đệm tựa của một trong hai ghế có thể điều chỉnh được thì phép đo tại điểm a mục này phải được thực hiện với ghế hoặc các ghế tại đúng vị trí sử dụng bình thường do nhà sản xuất quy định.

- Trường hợp ghế ưu tiên đối diện với ghế khác thì:

+ Khoảng cách giữa mặt trước đệm tựa của ghế ưu tiên và mặt trước đệm tựa của ghế đối diện không nhỏ hơn 1.300 mm (phương pháp đo quy định tại điểm 2.3.2.2.8.1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 82:2024/BGTVT

+ Như điểm 2.3.2.2.8.2 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 82:2024/BGTVT

- Ghế ưu tiên phải có khoảng trống phía trên bề mặt đệm ghế. Khoảng trống này có chiều cao không nhỏ hơn 1.300 mm so với một điểm bất kỳ nằm trên cạnh trước của bề mặt đệm ghế và không nhỏ hơn 900 mm so với một điểm bất kỳ nằm trên cạnh sau bề mặt đệm ghế.

- Phải có các khoảng trống sau tại nơi có ghế ưu tiên và ghế liền kề trước nó cùng quay về một hướng hoặc có ghế ưu tiên quay mặt về phía vách ngăn:

+ Khoảng trống ở phía trước cạnh trước của đệm ghế và phía trên mặt phẳng nằm ngang tiếp xúc với bề mặt đệm ghế có kích thước sau: Chiều dọc không nhỏ hơn 230 mm khi đo theo mặt phẳng dọc của ghế ưu tiên, chiều ngang không nhỏ hơn 420 mm khi đo theo mặt phẳng ngang của ghế ưu tiên và đối xứng qua đường tâm chỗ ngồi, có độ cao không nhỏ hơn độ cao của lưng ghế ưu tiên

+ Khoảng trống ở phía trước cạnh trước của đệm ghế và phía dưới mặt phẳng nằm ngang tiếp xúc với bề mặt đệm ghế có kích thước sau: Chiều dọc không nhỏ hơn 230 mm khi đo theo mặt phẳng dọc của ghế ưu tiên, chiều ngang không nhỏ hơn 300 mm khi đo theo mặt phẳng ngang của ghế ưu tiên và đối xứng qua đường tâm chỗ ngồi, có độ cao không nhỏ hơn độ cao của đệm ghế ưu tiên

+ Trường hợp ghế ưu tiên quay mặt về vách ngăn có độ cao trên 1.200 mm so với sàn xe thì những khoảng cách đo theo mặt phẳng dọc của ghế ưu tiên theo quy định tại điểm 2.3.2.2.11.1 và điểm b mục 2.3.2.2.11.2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 82:2024/BGTVT không được nhỏ hơn 300 mm.

- Phải có ký hiệu ở trên hoặc gần ghế ưu tiên để chỉ rõ người khuyết tật được ưu tiên sử dụng ghế này

Ô tô khách thành phố để người khuyết tật tiếp cận sử dụng có tối thiểu bao nhiêu ghế ưu tiên theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 82:2024/BGTVT?

Ô tô khách thành phố để người khuyết tật tiếp cận sử dụng có tối thiểu bao nhiêu ghế ưu tiên theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 82:2024/BGTVT? (Hình từ Internet)

Có bao nhiêu dạng tật?

Căn cứ Điều 3 Luật Người khuyết tật 2010 quy định dạng tật và mức độ khuyết tật:

Điều 3. Dạng tật và mức độ khuyết tật
1. Dạng tật bao gồm:
a) Khuyết tật vận động;
b) Khuyết tật nghe, nói;
c) Khuyết tật nhìn;
d) Khuyết tật thần kinh, tâm thần;
đ) Khuyết tật trí tuệ;
e) Khuyết tật khác.
2. Người khuyết tật được chia theo mức độ khuyết tật sau đây:
a) Người khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày;
b) Người khuyết tật nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày;
c) Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
3. Chính phủ quy định chi tiết về dạng tật và mức độ khuyết tật quy định tại Điều này.

Theo quy định trên, có 6 dạng tật bao gồm:

[1] Khuyết tật vận động là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển

[2] Khuyết tật nghe, nói là tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe, nói hoặc cả nghe và nói, phát âm thành tiếng và câu rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói.

[3] Khuyết tật nhìn là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường.

[4] Khuyết tật thần kinh, tâm thần là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc, kiểm soát hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành động bất thường.

[5] Khuyết tật trí tuệ là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư duy biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện tượng, giải quyết sự việc.

[6] Khuyết tật khác là tình trạng giảm hoặc mất những chức năng cơ thể khiến cho hoạt động lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn mà không thuộc các trường hợp trên

Giấy xác nhận khuyết tật có các nội dung cơ bản nào?

Căn cứ Điều 19 Luật Người khuyết tật 2010 quy định giấy xác nhận khuyết tật:

Điều 19. Giấy xác nhận khuyết tật
1. Giấy xác nhận khuyết tật có các nội dung cơ bản sau đây:
a) Họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, giới tính của người khuyết tật;
b) Địa chỉ nơi cư trú của người khuyết tật;
c) Dạng khuyết tật;
d) Mức độ khuyết tật.
2. Giấy xác nhận khuyết tật có hiệu lực kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký.
3. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định việc đổi, cấp lại, thu hồi Giấy xác nhận khuyết tật.

Theo quy định trên, giấy xác nhận khuyết tật có các nội dung cơ bản sau:

- Họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, giới tính của người khuyết tật

- Địa chỉ nơi cư trú của người khuyết tật

- Dạng khuyết tật

- Mức độ khuyết tật

Quy chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Quy chuẩn Việt Nam
Hỏi đáp Pháp luật
Ô tô khách thành phố để người khuyết tật tiếp cận sử dụng có tối thiểu bao nhiêu ghế ưu tiên theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 82:2024/BGTVT?
Hỏi đáp Pháp luật
Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia có tên giao dịch bằng tiếng Anh là gì? Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban gồm đơn vị nào?
Hỏi đáp Pháp luật
03 bước thực hiện đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn theo QCVN 84:2024/BTNMT?
Hỏi đáp Pháp luật
Lốp hơi dùng cho xe mô tô, xe gắn máy theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 36:2024/BGTVT mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về ký hiệu trên lốp hơi dùng cho ô tô theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 34:2024/BGTVT?
Hỏi đáp Pháp luật
Giá trị giới hạn khí thải của xe gắn máy theo QCVN 04:2024/BGTVT?
Hỏi đáp Pháp luật
Thiết bị Camera giám sát sử dụng giao thức Internet - Các yêu cầu an toàn thông tin cơ bản theo QCVN 135:2024/BTTTT?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định chung đối với thiết bị an toàn cho trẻ em theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 123:2024/BGTVT?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định chung về khung xe mô tô, xe gắn máy theo QCVN 124:2024/BGTVT?
Hỏi đáp Pháp luật
Tạp chất không mong muốn được phép bám dính trong phế liệu kim loại màu nhập khẩu theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 66:2024/BTNMT?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quy chuẩn Việt Nam
Phan Vũ Hiền Mai
0 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào