Mười lời thề danh dự của quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam ra đời từ khi nào?
“Mười lời thề danh dự của quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam” ra đời từ khi nào?
Ngày 24/5/1947, tại Hội nghị dân quân, tự vệ, du kích toàn quốc lần thứ nhất tổ chức tại Định Hóa, Thái Nguyên, Tổng Quân ủy quân đội quốc gia và dân quân Việt Nam đã công bố Sắc lệnh của Chính phủ ban hành "Mười lời thề danh dự" và "Mười hai điều kỉ luật dân vận" của đội viên dân quân, tự vệ và du kích.
Nội dung mười lời thề danh dự của quân nhân như sau: "Chúng tôi Đội Việt Nam Tuyên tuyền Giải phóng quân, xin lấy danh dự của một người chiến sỹ cứu quốc mà thề dưới lá cờ đỏ sao vàng năm cánh. Xin thề: 1. Hy sinh tất cả vì Tổ quốc Việt Nam, chiến đấu đến giọt máu cuối cùng để tiêu diệt bọn phát xít Nhật- Pháp và bọn Việt gian phản quốc, làm cho nước Việt Nam trở nên một nước độc lập, dân chủ ngang hàng với các nước dân chủ trên thế giới. 2.Tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh của cấp chỉ huy, khi nhận được mệnh lệnh gì sẽ tận tâm, tận lưc thi hành cho nhanh chóng và chính xác. 3. Bao giờ cũng kiên quyết chiến đấu, dù gian lao khổ sở cũng không phàn nàn, vào sống ra chết cũng không sờn chí, khi ra trận quyết chí xung phong, dù đầu rơi, máu chảy cũng không lùi bước. 4. Lúc nào cũng khẩn trương, hoạt bát, hết sức học tập để tự rèn luyện thành một quân nhân cách mạng, xứng đáng là một người chiến sỹ tiên phong giết giặc cứu nước. 5. Tuyệt đối giữ bí mật cho bộ đội về nội dung tổ chức, về các cấp chỉ huy, tuyệt đối giữ bí mật cho tất cả các đoàn thể cứu quốc. 6. Khi ra trận nếu bị quân địch bắt được, thì dù cực hình tàn khốc thế nào cũng cương quyết một lòng trung thành với sự nghiệp giải phóng của toàn dân, không bao giờ cung khai, phản bội 7. Hết sức ái mộ bạn chiến đấu cũng như bản thân, hết lòng giúp đỡ nhau lúc thường cũng như lúc ra trận 8. Hết sức giữ gìn vũ khí , không bao giờ để vũ khí hư hỏng, hay rơi vào tay quân thù. 9. Khi tiếp xúc với dân sẽ làm đúng ba điều răn: " không lấy của dân"- "không dọa nạt dân"- " không quấy nhiễu dân" và ba điều nên: "kính trọng dân"- " giúp đỡ dân"- " bảo vệ dân" để gây lòng tin cậy đối với dân chúng, thực hiện quân dân nhất trí giết giặc cứu nước. 10. Bao giờ cũng nêu cao tinh thần tự phê bình, giữ tư cách cá nhân mô phạm, không làm điều gì hại đến thanh danh Giải phóng quân và Quốc thể của Việt Nam ". |
Vừa rồi là câu trả lời câu hỏi: “Mười lời thề danh dự của quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam” ra đời từ khi nào?
Mười lời thề danh dự của quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam ra đời từ khi nào? (Hình từ Internet)
Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam có trách nhiệm gì?
Căn cứ theo Điều 27 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 quy định sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam có trách nhiệm như sau:
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về những mệnh lệnh của mình, về việc chấp hành mệnh lệnh của cấp trên và việc thừa hành nhiệm vụ của cấp dưới thuộc quyền.
- Lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, tổ chức thực hiện mọi nhiệm vụ của đơn vị theo chức trách được giao; bảo đảm cho đơn vị chấp hành triệt để đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh, điều lệ, chế độ, quy định của quân đội, sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ trong bất kỳ hoàn cảnh, điều kiện nào.
- Khi nhận mệnh lệnh của người chỉ huy, nếu sĩ quan có căn cứ cho là mệnh lệnh đó trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với người ra mệnh lệnh; trong trường hợp vẫn phải chấp hành mệnh lệnh thì báo cáo kịp thời lên cấp trên trực tiếp của người ra mệnh lệnh và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành mệnh lệnh đó.
Đối tượng nào phong quân hàm sĩ quan tại ngũ?
Theo Điều 16 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008 quy định cấp đối tượng được phong quân hàm sĩ quan tại ngũ bao gồm:
- Học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan tại ngũ được phong quân hàm Thiếu úy; tốt nghiệp loại giỏi, loại khá ở những ngành đào tạo có tính chất đặc thù hoặc có thành tích xuất sắc trong công tác được phong quân hàm Trung úy, trường hợp đặc biệt được phong quân hàm cao hơn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
- Hạ sĩ quan, binh sĩ trong thời chiến; quân nhân chuyên nghiệp và công chức quốc phòng tại ngũ; cán bộ, công chức ngoài quân đội và những người tốt nghiệp đại học trở lên vào phục vụ tại ngũ được bổ nhiệm giữ chức vụ của sĩ quan thì được phong cấp bậc quân hàm sĩ quan tương xứng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 05 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng? Đoàn Thanh niên có trách nhiệm hướng dẫn thiếu nhi làm theo 5 điều Bác Hồ dạy hay không?
- Vào thi Vòng 7 Trạng nguyên Tiếng Việt 2024 – 2025 trên Trangnguyen.edu.vn như thế nào?
- Tháng 12 2024 có ngày lễ, sự kiện gì? Tháng 12 2024 nước ta có ngày lễ lớn nào không?
- Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật Hôn nhân và gia đình mới nhất?
- Biểu mẫu báo cáo của tổ chức tư vấn hồ sơ chào bán trái phiếu riêng lẻ mới nhất?