Black Friday 2024 là ngày mấy âm lịch? Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có quyền và nghĩa vụ gì?
Black Friday 2024 là ngày mấy âm lịch?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 4. Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo Lịch vạn niên tháng 11 năm 2024 như sau:
Theo đó, Black Friday 2024 không phải ngày lễ lớn của nước ta mà được biết đến là ngày hội mua sắm lớn nhất trong năm, sẽ diễn ra vào thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2024, nhằm ngày 29/10/2024 âm lịch.
Black Friday 2024 (ngày 29 tháng 11 năm 2024) đã trở thành một sự kiện được hưởng ứng trên toàn thế giới. Vào ngày Black Friday 2024, các cửa hàng, trung tâm mua sắm thường tổ chức các chương trình khuyến mãi lớn nhằm thu hút hàng triệu người tiêu dùng đến mua sắm.
Black Friday 2024 là ngày mấy âm lịch? Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có quyền và nghĩa vụ gì? (Hình từ Internet)
Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có quyền và nghĩa vụ gì?
Căn cứ theo Điều 8 Luật Giá 2023, quyền của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ là:
- Tự định giá và điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh, trừ hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá cụ thể. Được xem xét áp dụng nguyên tắc, căn cứ, phương pháp định giá do Nhà nước quy định để định giá hàng hóa, dịch vụ.
- Tự định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh theo khung giá, giá tối đa, giá tối thiểu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, phù hợp với căn cứ, nguyên tắc, phương pháp định giá hàng hóa, dịch vụ quy định tại Luật Giá 2023.
- Tham gia xây dựng và kết nối, chia sẻ thông tin vào cơ sở dữ liệu về giá.
- Hạ giá bán hàng hóa, dịch vụ mà không bị coi là vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh, pháp luật về chống bán phá giá hàng nhập khẩu và phải niêm yết công khai về mức giá cũ, mức giá mới, thời hạn hạ giá đối với các trường hợp sau đây:
+ Hàng tươi sống.
+ Hàng hóa tồn kho.
+ Hàng hóa, dịch vụ theo mùa vụ.
+ Hàng hóa, dịch vụ để khuyến mại theo quy định của pháp luật.
+ Hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, phá sản, giải thể; thay đổi địa điểm, ngành nghề sản xuất, kinh doanh.
+ Hàng hóa, dịch vụ khi thực hiện chính sách bình ổn giá của Nhà nước.
- Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá xem xét, điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá.
- Tiếp cận thông tin về chính sách giá của Nhà nước; các biện pháp quản lý, điều tiết giá của Nhà nước.
- Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về giá; yêu cầu tổ chức, cá nhân bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về giá theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo Điều 9 Luật Giá 2023, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ là:
- Lập phương án giá hoặc báo cáo đánh giá chi tiết về các yếu tố hình thành giá hàng hóa, dịch vụ hoặc cung cấp kịp thời, chính xác, đầy đủ số liệu, tài liệu có liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phục vụ việc định giá hoặc triển khai, áp dụng các biện pháp quản lý, điều tiết giá khác theo quy định của Luật Giá 2023.
- Chấp hành văn bản định giá, biện pháp bình ổn giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Kê khai giá hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.
- Niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.
- Giảm giá hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh phù hợp với các chính sách miễn, giảm thuế, phí nhằm hỗ trợ người tiêu dùng.
- Công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.
- Giải quyết kịp thời các khiếu nại về giá hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh; bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về giá theo quy định của pháp luật.
Hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá phải đáp ứng tiêu chí nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 21 Luật Giá 2023, hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá phải đáp ứng một trong các tiêu chí dưới đây:
- Hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền Nhà nước sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật về thương mại và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Tài nguyên quan trọng theo quy định của pháp luật về tài nguyên.
- Hàng dự trữ quốc gia; sản phẩm, dịch vụ công ích và dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước.
- Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu có tính chất độc quyền trong mua, bán hoặc có thị trường cạnh tranh hạn chế và ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội, đời sống người dân, hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?