Tổng hợp các Luật có hiệu lực áp dụng từ ngày 01/01/2025?
Tổng hợp các Luật có hiệu lực áp dụng từ ngày 01/01/2025?
Từ ngày 01/01/2025, sẽ có 08 luật chính thức có hiệu lực áp dụng.
Dưới đây là tổng hợp các Luật do Quốc hội ban hành có hiệu lực áp dụng từ ngày 01/01/2025:
[1] Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024
Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 được ban hành ngày 27/06/2024, gồm 09 Chương và 89 Điều, thay thế Luật Giao thông đường bộ 2008.
[2] Luật Thủ đô 2024
Luật Thủ đô 2024 được ban hành ngày 28/06/2024, gồm 07 Chương và 54 Điều, thay thế Luật Thủ đô 2012.
[3] Luật Đường bộ 2024
Luật Đường bộ 2024 được ban hành ngày 27/06/2024, gồm 06 Chương và 86 Điều, thay thế Luật Thủ đô 2012, thay thế Luật Giao thông đường bộ 2008.
[4] Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024
Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 được ban hành ngày 24/06/2024, gồm 09 Chương và 152 Điều, thay thế Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014.
[5] Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2024
Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2024 được ban hành ngày 29/06/2024, gồm 08 Chương và 75 Điều, thay thế Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017.
[6] Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự 2023
Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự 2023 được ban hành ngày 24/11/2023, gồm 06 Chương và 34 Điều, thay thế Pháp lệnh Bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự năm 1994.
[7] Luật Đấu giá tài sản sửa đổi 2024
Luật Đấu giá tài sản sửa đổi 2024 được ban hành ngày 27/06/2024, sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản 2016.
[8] Luật Cảnh vệ sửa đổi 2024
Luật Cảnh vệ sửa đổi 2024 được ban hành ngày 28/06/2024, sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ 2017.
Trên đây là câu trả lời tổng hợp các Luật có hiệu lực áp dụng từ ngày 01/01/2025
Tổng hợp các Luật có hiệu lực áp dụng từ ngày 01/01/2025? (Hình từ Internet)
Quốc hội có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 được bổ sung bởi điểm a, điểm b khoản 1 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020 có quy định về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật như sau:
Điều 4. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
1. Hiến pháp.
2. Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội.
3. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
4. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
5. Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
6. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
7. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
8. Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
8a. Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Không ban hành thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
9. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).
10. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
11. Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
12. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).
13. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
14. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).
15. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Như vậy, Quốc hội có thẩm quyền ban hành 03 loại văn bản quy phạm pháp luật sau: Bộ luật, luật, nghị quyết.
Việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải tuân theo nguyên tắc gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải tuân theo 06 nguyên tắc dưới đây:
- Bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật.
- Tuân thủ đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Bảo đảm tính minh bạch trong quy định của văn bản quy phạm pháp luật.
- Bảo đảm tính khả thi, tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời, dễ tiếp cận, dễ thực hiện của văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm yêu cầu cải cách thủ tục hành chính.
- Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, không làm cản trở việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Bảo đảm công khai, dân chủ trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự 2023
- Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017
- Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2024
- Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014
- Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024
- Luật Đường bộ 2024
- Luật Thủ đô 2012
- Luật Thủ đô 2024
- Luật Giao thông đường bộ 2008
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch âm 2024, lịch vạn niên 2024, lịch 2024: Đầy đủ cả năm?
- Bản đồ 6 vùng kinh tế Việt Nam chi tiết nhất năm 2024?
- Phân loại tai nạn của phương tiện giao thông đường bộ theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10535-1:2014?
- Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội của Bộ Thông tin và Truyền thông có bao nhiêu Chương, bao nhiêu Điều?
- Công ty không trả giấy tờ cho người lao động nghỉ việc bị phạt bao nhiêu tiền?