Công ty không trả giấy tờ cho người lao động nghỉ việc bị phạt bao nhiêu tiền?

Hồ sơ xin việc của người lao động nghỉ việc có được trả lại không? Công ty không trả giấy tờ cho người lao động nghỉ việc bị phạt bao nhiêu tiền?

Hồ sơ xin việc của người lao động nghỉ việc có được trả lại không?

Hiện nay, khi ứng tuyển vào các công ty thì người lao động sẽ phải chuẩn bị một số loại giấy tờ như:

- Đơn xin việc.

- CV xin việc.

- Sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận của địa phương.

- Giấy khám sức khỏe.

- Bản sao bằng cấp, chứng chỉ liên quan.

- Ảnh chân dung (3x4 hoặc 4x6).

- Bản sao Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân, sổ hộ khẩu, giấy khai sinh.

Nếu trúng tuyển, những giấy tờ trên sẽ được công ty giữ lại để hoàn thiện hồ sơ và thực hiện các thủ tục liên quan như tham gia bảo hiểm, kê khai thuế…

Căn cứ Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 quy định trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động:

Điều 48. Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động
[...]
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:
a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;
b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.

Như vậy, theo quy định hiện này thì khi người lao động nghỉ việc, các giấy tờ của bộ hồ sơ xin việc, công ty buộc phải trả lại cho người lao động bản chính các loại giấy tờ thuộc bộ hồ sơ xin việc đã giữ trong quá trình làm việc.

Còn các loại giấy tờ dạng bản sao, công ty không có trách nhiệm trả lại cho người lao động khi người đó nghỉ việc.

Ngoài việc yêu cầu trả lại giấy tờ gốc, người lao động còn có thể đề nghị công ty cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc để phục vụ cho quá trình làm việc sau này tại công ty mới.

Công ty không trả giấy tờ cho người lao động nghỉ việc bị phạt bao nhiêu tiền?

Công ty không trả giấy tờ cho người lao động nghỉ việc bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)

Công ty không trả giấy tờ cho người lao động nghỉ việc bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo đó, nếu công ty không trả giấy tờ cho người lao động nghỉ việc thì tùy vào mức độ nghiêm trọng của vụ việc mà công ty sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động theo quy định tại Điều 12 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, cụ thể:

- Có từ 01 - 10 người lao động bị vi phạm: Phạt 01 - 02 triệu đồng.

- Có từ 11 - 50 người lao động bị vi phạm: Phạt 02 - 05 triệu đồng.

- Có từ 11 - 100 người lao động bị vi phạm: Phạt 05 - 10 triệu đồng.

- Có từ 101 - 300 người lao động bị vi phạm: Phạt 10 - 15 triệu đồng.

- Có từ 301 người lao động bị vi phạm trở lên: Phạt 15 - 20 triệu đồng.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt nói trên được dành cho người sử dụng lao động là cá nhân vi phạm, còn tổ chức vi phạm sẽ bị phạt gấp đôi số tiền đã nêu.

Ngoài ra, người sử dụng lao động cũng bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là trả lại bản chính các giấy tờ đã giữ của người lao động (căn cứ điểm b khoản 4 Điều 12 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

Khi nào người lao động nghỉ việc mà không cần báo trước?

Căn cứ khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 quy định người lao động nghỉ việc mà không cần báo trước trong trường hợp sau đây:

- Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 Bộ luật Lao động 2019

- Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 Bộ luật Lao động 2019

- Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động

- Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc

- Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 Bộ luật Lao động 2019

- Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 Bộ luật Lao động 2019, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác

- Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Bộ luật Lao động 2019 làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Người lao động
Phan Vũ Hiền Mai
274 lượt xem
Người lao động
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Người lao động
Hỏi đáp Pháp luật
Lương của người lao động tăng bao nhiêu khi hết thời gian thử việc?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu kế hoạch trực Tết Nguyên đán 2025 dành cho bệnh viện chi tiết nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc thỏa thuận bị xử phạt bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Khoản tạm ứng để người lao động thực hiện công việc của công ty tối đa là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bắt buộc phải bố trí chỗ ăn ở cho lao động là người giúp việc gia đình không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trả lương không đúng hạn cho người lao động bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Công ty không trả giấy tờ cho người lao động nghỉ việc bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp phá sản sẽ ưu tiên thanh toán khoản nào cho người lao động?
Hỏi đáp Pháp luật
Làm OT là gì? Tiền lương làm OT được tính như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ phận QC là gì? Bộ phận QC có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Người lao động có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào