Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội của Bộ Thông tin và Truyền thông có bao nhiêu Chương, bao nhiêu Điều?

Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội của Bộ Thông tin và Truyền thông có bao nhiêu Chương, bao nhiêu Điều?

Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội của Bộ Thông tin và Truyền thông có bao nhiêu Chương, bao nhiêu Điều?

Ngày 17/6/2021, Bộ TT&TT ban hành Quyết định 874/QĐ-BTTTT về Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội.

Tại Điều 1 Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội ban hành kèm theo Quyết định 874/QĐ-BTTTT năm 2021, mục đích của Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội như sau:

- Tạo điều kiện phát triển lành mạnh mạng xã hội tại Việt Nam, đảm bảo quyền tự do cá nhân, quyền tự do kinh doanh, không phân biệt đối xử nhà cung cấp dịch vụ trong và ngoài nước, phù hợp với chuẩn mực, thông lệ và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia;

- Xây dựng chuẩn mực đạo đức về hành vi, ứng xử trên mạng xã hội, giáo dục ý thức, tạo thói quen tích cực trong các hành vi ứng xử của người dùng trên mạng xã hội, góp phần xây dựng môi trường mạng an toàn, lành mạnh tại Việt Nam.

Đồng thời, theo Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội ban hành kèm theo Quyết định 874/QĐ-BTTTT năm 2021, Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội 2024 bao gồm:

- Quy tắc ứng xử chung.

- Quy tắc ứng xử cho tổ chức, cá nhân.

- Quy tắc ứng xử cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà nước.

- Quy tắc ứng xử cho các cơ quan nhà nước.

- Quy tắc ứng xử cho các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội

Như vậy, Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội của Bộ Thông tin và Truyền thông gồm 3 Chương và 9 Điều.

Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội của Bộ Thông tin và Truyền thông có bao nhiêu Chương, bao nhiêu Điều?

Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội của Bộ Thông tin và Truyền thông có bao nhiêu Chương, bao nhiêu Điều? (Hình từ Internet)

Đối tượng áp dụng của Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội gồm những ai?

Căn cứ tại Điều 2 Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội ban hành kèm theo Quyết định 874/QĐ-BTTTT năm 2021 quy định phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng như sau:

Điều 2. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi áp dụng Bộ Quy tắc: Các hành vi của cá nhân, tổ chức trên mạng xã hội;
2. Đối tượng áp dụng: Bộ Quy tắc áp dụng cho 03 nhóm đối tượng: (i) Cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan nhà nước sử dụng mạng xã hội; (ii) Tổ chức, cá nhân khác sử dụng mạng xã hội; (iii) Nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội tại việt Nam.

Như vậy, đối tượng áp dụng của Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội gồm:

- Cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan nhà nước sử dụng mạng xã hội;

- Tổ chức, cá nhân khác sử dụng mạng xã hội;

- Nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội tại việt Nam.

Quy tắc ứng xử chung trên mạng xã hội được quy định như thế nào?

Theo Điều 3 Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội ban hành kèm theo Quyết định 874/QĐ-BTTTT năm 2021 quy định như sau:

Điều 3. Quy tắc ứng xử chung
Quy tắc ứng xử chung là những quy tắc áp dụng cho tất cả các nhóm đối tượng:
1. Quy tắc Tôn trọng, tuân thủ pháp luật: Tuân thủ pháp luật Việt Nam, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
2. Quy tắc Lành mạnh: Hành vi, ứng xử trên mạng xã hội phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
3. Quy tắc An toàn, bảo mật thông tin: Tuân thủ các quy định và hướng dẫn về bảo vệ an toàn và bảo mật thông tin.
4. Quy tắc Trách nhiệm: Chịu trách nhiệm về các hành vi, ứng xử trên mạng xã hội; phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý hành vi, nội dung thông tin vi phạm pháp luật.

Như vậy, quy tắc ứng xử chung trên mạng xã hội như sau:

- Quy tắc Tôn trọng, tuân thủ pháp luật: Tuân thủ pháp luật Việt Nam, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

- Quy tắc Lành mạnh: Hành vi, ứng xử trên mạng xã hội phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

- Quy tắc An toàn, bảo mật thông tin: Tuân thủ các quy định và hướng dẫn về bảo vệ an toàn và bảo mật thông tin.

- Quy tắc Trách nhiệm: Chịu trách nhiệm về các hành vi, ứng xử trên mạng xã hội; phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý hành vi, nội dung thông tin vi phạm pháp luật.

Mạng xã hội
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Mạng xã hội
Hỏi đáp Pháp luật
Không xác thực tài khoản Facebook có sao không? Có bắt buộc xác thực tài khoản mạng xã hội từ 25/12/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn xác thực tài khoản mạng xã hội từ 25/12/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn cách xác thực tài khoản Youtube nhanh, chi tiết từ 25/12/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Xác thực tài khoản mạng xã hội là gì? Thời gian xác thực những tài khoản đang hoạt động của người sử dụng dịch vụ mạng xã hội là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách xác minh số điện thoại cho tài khoản TikTok đơn giản, nhanh chóng 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách xác thực Facebook bằng số Căn Cước để tránh bị khóa 2025 chi tiết?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn cách xác thực số điện thoại cho tài khoản Facebook nhanh nhất 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị gia hạn giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội áp dụng từ ngày 25/12/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn gửi Báo cáo tình hình thực hiện Giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trend 'Chàng trai thư giãn, Cô nàng thư giãn' là gì? Tổng hợp các hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng không gian mạng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Mạng xã hội
Nguyễn Thị Hiền
442 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Mạng xã hội

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Mạng xã hội

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào