Người dùng mạng không được bình luận làm ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý trẻ em trên mạng xã hội?

Người dùng mạng không được bình luận làm ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý trẻ em trên mạng xã hội? Có các biện pháp nào bảo vệ trẻ em? Có các biện pháp nào bảo vệ trẻ em?

Người dùng mạng không được bình luận làm ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý trẻ em trên mạng xã hội?

Căn cứ Điều 7 Bộ Quy tắc ứng xử về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng ban hành kèm theo Quyết định 88/QĐ-BTTTT năm 2025 quy định quy tắc ứng xử cho người dùng trên môi trường mạng:

Điều 7. Quy tắc ứng xử cho người dùng trên môi trường mạng
1. Chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; tuân thủ các điều khoản sử dụng của nhà cung cấp dịch vụ.
2. Không chia sẻ các nội dung độc hại cho trẻ em ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em. Không chia sẻ thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em lên mạng khi chưa có sự đồng ý của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên.
3. Không bình luận, không có các hành vi hoặc cổ súy cho các hành vi làm ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý, tình cảm của trẻ em trên các diễn đàn, mạng xã hội.
4. Không lôi kéo, thu hút, dụ dỗ trẻ tham gia các hoạt động trên môi trường mạng khi chưa có sự đồng ý của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em.
5. Phản ánh và báo cáo các nội dung độc hại, hành vi xâm hại trẻ em trên môi trường mạng cho VN-COP.
6. Chia sẻ các biện pháp bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, lan tỏa các chương trình về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng đến người thân, cộng đồng.

Theo quy định trên, một trong những quy tắc ứng xử của người dùng mạng là không bình luận, không có các hành vi hoặc cổ súy cho các hành vi làm ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý, tình cảm của trẻ em trên các diễn đàn, mạng xã hội.

Người dùng mạng không được bình luận làm ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý trẻ em trên mạng xã hội?

Người dùng mạng không được bình luận làm ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý trẻ em trên mạng xã hội? (Hình từ Internet)

Có các biện pháp nào bảo vệ trẻ em?

Căn cứ Luật Trẻ em 2016 quy định các biện pháp bảo vệ trẻ em như sau:

[1] Các biện pháp bảo vệ trẻ em cấp độ phòng ngừa quy định tại khoản 2 Điều 48 Luật Trẻ em 2016 bao gồm:

- Tuyên truyền, phổ biến cho cộng đồng, gia đình, trẻ em về mối nguy hiểm và hậu quả của các yếu tố, hành vi gây tổn hại, xâm hại trẻ em; về trách nhiệm phát hiện, thông báo trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi

- Cung cấp thông tin, trang bị kiến thức cho cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em, người làm việc trong cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em về trách nhiệm bảo vệ trẻ em, kỹ năng phòng ngừa, phát hiện các yếu tố, hành vi gây tổn hại, xâm hại trẻ em

- Trang bị kiến thức, kỹ năng làm cha mẹ để bảo đảm trẻ em được an toàn

- Giáo dục, tư vấn kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ em

- Xây dựng môi trường sống an toàn và phù hợp với trẻ em

[2] Các biện pháp bảo vệ trẻ em cấp độ hỗ trợ quy định tại khoản 2 Điều 49 Luật Trẻ em 2016 bao gồm:

- Cảnh báo về nguy cơ trẻ em bị xâm hại; tư vấn kiến thức, kỹ năng, biện pháp can thiệp nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu nguy cơ xâm hại trẻ em cho cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em, người làm việc trong cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em và trẻ em nhằm tạo lập lại môi trường sống an toàn cho trẻ em có nguy cơ bị xâm hại

- Tiếp nhận thông tin, đánh giá mức độ nguy hại, áp dụng các biện pháp cần thiết để hỗ trợ trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu nguy cơ trẻ em bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi

- Hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định

- Hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và gia đình của trẻ em được tiếp cận chính sách trợ giúp xã hội và các nguồn trợ giúp khác nhằm cải thiện điều kiện sống cho trẻ em

[3] Các biện pháp bảo vệ trẻ em cấp độ can thiệp quy định tại khoản 2 Điều 50 Luật Trẻ em 2016 bao gồm:

- Chăm sóc y tế, trị liệu tâm lý, phục hồi thể chất và tinh thần cho trẻ em bị xâm hại, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cần can thiệp

- Bố trí nơi tạm trú an toàn, cách ly trẻ em khỏi môi trường, đối tượng đe dọa hoặc đang có hành vi bạo lực, bóc lột trẻ em

- Bố trí chăm sóc thay thế tạm thời hoặc lâu dài cho trẻ em không thể sống cùng cha, mẹ vì sự an toàn của trẻ em; cha, mẹ không có khả năng bảo vệ, nuôi dưỡng trẻ em hoặc chính là người xâm hại trẻ em.

- Đoàn tụ gia đình, hòa nhập trường học, cộng đồng cho trẻ em bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi

- Tư vấn, cung cấp kiến thức cho cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, các thành viên gia đình trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt về trách nhiệm và kỹ năng bảo vệ, chăm sóc, giáo dục hòa nhập cho trẻ em thuộc nhóm đối tượng này

- Tư vấn, cung cấp kiến thức pháp luật, hỗ trợ pháp lý cho cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

- Các biện pháp hỗ trợ trẻ em bị xâm hại và gia đình của trẻ em trong các trường hợp sau:

+ Có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em đang sinh sống tại các xã biên giới, miền núi, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

+ Có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em đang sinh sống tại các xã biên giới, miền núi, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được tiếp cận giáo dục phổ cập, giáo dục hòa nhập, được học nghề và giới thiệu việc làm phù hợp với độ tuổi và pháp luật về lao động.

+ Gia đình của trẻ em được tiếp cận chính sách trợ giúp xã hội và các nguồn trợ giúp khác nhằm cải thiện điều kiện sống cho trẻ em.

Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là các trẻ em nào?

Căn cứ Điều 10 Luật Trẻ em 2016 quy định trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm các nhóm sau đây:

- Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ

- Trẻ em bị bỏ rơi

- Trẻ em không nơi nương tựa

- Trẻ em khuyết tật

- Trẻ em nhiễm HIV/AIDS

- Trẻ em vi phạm pháp luật

- Trẻ em nghiện ma túy

- Trẻ em phải bỏ học kiếm sống chưa hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở

- Trẻ em bị tổn hại nghiêm trọng về thể chất và tinh thần do bị bạo lực

- Trẻ em bị bóc lột

- Trẻ em bị xâm hại tình dục

- Trẻ em bị mua bán

- Trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bệnh phải điều trị dài ngày thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo

- Trẻ em di cư, trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định được cha mẹ hoặc không có người chăm sóc

Mạng xã hội
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Mạng xã hội
Hỏi đáp Pháp luật
Người dùng mạng không được bình luận làm ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý trẻ em trên mạng xã hội?
Hỏi đáp Pháp luật
Không xác thực tài khoản Facebook có sao không? Có bắt buộc xác thực tài khoản mạng xã hội từ 25/12/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn xác thực tài khoản mạng xã hội từ 25/12/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn cách xác thực tài khoản Youtube nhanh, chi tiết từ 25/12/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Xác thực tài khoản mạng xã hội là gì? Thời gian xác thực những tài khoản đang hoạt động của người sử dụng dịch vụ mạng xã hội là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách xác minh số điện thoại cho tài khoản TikTok đơn giản, nhanh chóng 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách xác thực Facebook bằng số Căn Cước để tránh bị khóa 2025 chi tiết?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn cách xác thực số điện thoại cho tài khoản Facebook nhanh nhất 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị gia hạn giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội áp dụng từ ngày 25/12/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn gửi Báo cáo tình hình thực hiện Giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội là khi nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Mạng xã hội
Phan Vũ Hiền Mai
6 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào