Tổng hợp các văn bản hướng dẫn Nghị quyết 98 về cơ chế đặc thù tại TP. HCM?
Tổng hợp các văn bản hướng dẫn Nghị quyết 98 về cơ chế đặc thù tại TP. HCM?
Hiện nay, Nghị quyết 98 về cơ chế đặc thù tại TP. HCM chính là Nghị quyết 98/2023/QH15 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh do Quốc hội ban hành
Theo đó, Nghị quyết 98/2023/QH15 quy định thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh về quản lý đầu tư; tài chính, ngân sách nhà nước; quản lý đô thị, tài nguyên, môi trường; ngành, nghề ưu tiên thu hút nhà đầu tư chiến lược vào Thành phố; quản lý khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; tổ chức bộ máy của chính quyền Thành phố và thành phố Thủ Đức.
Dưới đây là một số văn bản hướng dẫn Nghị quyết 98 về cơ chế đặc thù tại TP. HCM:
Văn bản ở Trung ương:
Nghị định 07/2024/NĐ-CP hướng dẫn bầu, tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức làm việc tại xã, thị trấn và cán bộ phường của Thành phố Hồ Chí Minh
Nghị định 11/2024/NĐ-CP quy định về lãi vay, lợi nhuận hợp lý, phương thức thanh toán, quyết toán dự án đầu tư theo hợp đồng BT; miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Quyết định 20/2023/QĐ-TTg quy định về thí điểm phân cấp và trình tự, thủ tục phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị, điều chỉnh cục bộ quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Nghị định 84/2024/NĐ-CP về thí điểm phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực cho chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh
Văn bản ở cấp tỉnh
Nghị quyết 18/NQ-HĐND năm 2023 thực hiện Nghị quyết 98/2023/QH15 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh
Quyết định 2856/QĐ-UBND năm 2023 Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 98/2023/QH15, Chỉ thị 27-CT/TU và Nghị quyết 18/NQ-HĐND thực hiện Nghị quyết về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh
Kế hoạch 3600/KH-UBND năm 2023 triển khai chuẩn bị nội dung trình Hội đồng nhân dân được quy định tại Nghị quyết 98/2023/QH15 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh
Nghị quyết 08/2023/NQ-HĐND quy định về chi thu nhập tăng thêm theo Nghị quyết 98/2023/QH15 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh
Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐND về tiêu chí, tiêu chuẩn, cơ cấu, định mức đối với số lượng cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách tại phường, xã, thị trấn thuộc Thành phố Hồ Chí Minh theo quy định điểm a khoản 5 Điều 9 Nghị quyết 98/2023/QH15
Tổng hợp các văn bản hướng dẫn Nghị quyết 98 về cơ chế đặc thù tại TP. HCM? (Hình từ Internet)
Phân loại đơn vị hành chính hiện nay như thế nào?
Tại Điều 3 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 có quy định về việc phân loại đơn vị hành chính như sau:
- Phân loại đơn vị hành chính là cơ sở để hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng tổ chức bộ máy, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức của chính quyền địa phương phù hợp với từng loại đơn vị hành chính.
- Phân loại đơn vị hành chính phải dựa trên các tiêu chí về quy mô dân số, diện tích tự nhiên, số đơn vị hành chính trực thuộc, trình độ phát triển kinh tế - xã hội và các yếu tố đặc thù của từng loại đơn vị hành chính ở nông thôn, đô thị, hải đảo.
- Đơn vị hành chính được phân loại như sau:
+ Thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị hành chính cấp tỉnh loại đặc biệt; các đơn vị hành chính cấp tỉnh còn lại được phân thành ba loại: loại I, loại II và loại III;
+ Đơn vị hành chính cấp huyện được phân thành ba loại: loại I, loại II và loại III;
+ Đơn vị hành chính cấp xã được phân thành ba loại: loại I, loại II và loại III.
- Căn cứ vào quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 3 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định cụ thể tiêu chuẩn của từng tiêu chí, thẩm quyền, thủ tục phân loại đơn vị hành chính.
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương là gì?
Tại Điều 5 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 có quy định nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương như sau:
- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.
- Hiện đại, minh bạch, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân.
- Hội đồng nhân dân làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số.
- Ủy ban nhân dân hoạt động theo chế độ tập thể Ủy ban nhân dân kết hợp với trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục bị đình chỉ hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục trong trường hợp nào?
- Xây dựng một dự án chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn xã có lấy ý kiến của nhân dân không?
- Kỳ báo cáo của đại diện người sở hữu trái phiếu là khi nào theo Thông tư 76/2024?
- Giờ làm việc ngân hàng Vietinbank 2024 như thế nào?
- Chi phí quản lý chung cư theo mô hình thu hộ chi hộ thì có cần phải đóng thuế GTGT không?