Tuyến metro số 1 TP. HCM (Bến Thành - Suối Tiên) có bao nhiêu nhà ga?
Tuyến metro số 1 TP. HCM (Bến Thành - Suối Tiên) có bao nhiêu nhà ga?
Trên tinh thần Quyết định 187/QĐ-UBND năm 2012 của Ủy ban nhân dân Tp. HCM về Kế hoạch thực hiện giải pháp cấp bách bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có đề cập đến tuyến metro số 1 TP. HCM (Bến Thành - Suối Tiên)
Theo đó, tuyến metro số 1 TP. HCM (Bến Thành - Suối Tiên) có chiều dài tuyến 19,7 km (2,6 km đi ngầm và 17,1 km đi trên cao), 14 nhà ga (3 ga ngầm, 11 ga trên cao)
3 ga ngầm tuyến metro số 1 TP. HCM là: Bến Thành, Nhà hát Thành phố và Ba Son.
11 ga trên cao tuyến metro số 1 TP. HCM là: Công viên Văn Thánh, Tân Cảng, Thảo Điền, An Phú, Rạch Chiếc, Phước Long, Bình Thái, Thủ Đức, Khu Công Nghệ Cao, Đại Học Quốc Gia, Bến Xe Suối Tiên.
Trên đây là thông tin về các nhà ga tuyến metro số 1 TP. HCM
Vé hành khách trên tuyến đường sắt đô thị tại TP. HCM được quy định như thế nào?
Tại Điều 20 Quy định về quản lý, điều hành giao thông vận tải đường sắt đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 97/2024/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân TP. HCM có quy định về vé hành khách trên tuyến đường sắt đô thị tại TP. HCM như sau:
[1] Vé hành khách hợp lệ phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Do doanh nghiệp phát hành;
- Có đủ thông tin vé phù hợp với quy định loại vé dành cho hành khách.
[2] Vé có 2 loại cơ bản: vé lượt và vé bán trước. Vé lượt là vé để hành khách sử dụng đi một lượt trên một tuyến đường sắt trong khoảng thời gian một ngày. Vé bán trước là vé để hành khách sử dụng đi lại thường xuyên trong khoảng thời gian một ngày hoặc dài hơn, trên một hoặc nhiều tuyến đường sắt.
[3] Vé điện tử phải đảm bảo có thể in được ra giấy hoặc tra cứu được khi có yêu cầu theo quy định hiện hành.
[4] Hệ thống bán vé tại ga phải được thiết kế để áp dụng vé điện tử, đáp ứng yêu cầu chủ động điều chỉnh giá vé và đảm bảo hành khách có thể lựa chọn các hình thức thanh toán khác nhau như tiền mặt, thẻ ngân hàng, ví điện tử khi mua vé.
[5] Giá vé trên các tuyến đường sắt sau khi được cấp thẩm quyền ban hành phải được doanh nghiệp niêm yết tại các ga đường sắt và công bố công khai trên trang thông tin điện tử trước thời điểm áp dụng.
[6] Việc miễn, giảm giá vé cho hành khách được thực hiện theo quy định hiện hành có liên quan và chính sách hỗ trợ của cấp thẩm quyền.
[7] Doanh nghiệp có trách nhiệm quản lý, thực hiện việc miễn, giảm giá vé tàu điện cho các đối tượng được miễn, giảm theo quy định.
[8] Hành khách được cung cấp thẻ vé để vào, ra cổng thu soát vé tại các ga đường sắt. Đối với các trường hợp khác, hành khách thực hiện theo hướng dẫn của doanh nghiệp để được xác nhận vào, ra cổng thu soát vé theo quy định.
[9] Hành khách phải mua vé bổ sung cho các trường hợp sau:
- Hành khách muốn đi quá ga đến theo vé đã mua;
- Người đi tàu không có vé hoặc có vé không hợp lệ.
[10] Việc trả lại vé, đổi vé của hành khách chỉ áp dụng cho vé chưa sử dụng.
[11] Doanh nghiệp hướng dẫn hành khách việc sử dụng vé và quy định cụ thể cách giải quyết các vấn đề phát sinh theo Mục [8], [9]. [10].
Tuyến metro số 1 TP. HCM (Bến Thành - Suối Tiên) có bao nhiêu nhà ga? (Hình từ Internet)
Yêu cầu chung đối với đường sắt đô thị hiện nay là gì?
Tại Điều 70 Luật Đường sắt 2017, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 3 Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 có quy định về yêu cầu chung đối với đường sắt đô thị hiện nay như sau:
- Phát triển đường sắt đô thị phải phù hợp với quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và tạo động lực cho quá trình phát triển đô thị.
- Kết nối hiệu quả các phương thức vận tải khác trong đô thị để chuyên chở hành khách. Công trình đường sắt đô thị phải được đấu nối không gian và đấu nối kỹ thuật với các công trình lân cận, đáp ứng tính đồng bộ theo quy hoạch đô thị.
- Công trình, phương tiện, thiết bị đường sắt đô thị phải đáp ứng yêu cầu kinh tế, kỹ thuật, bảo đảm đồng bộ, an toàn, quốc phòng, an ninh, phòng, chống cháy, nổ, cứu hộ, cứu nạn, cảnh quan đô thị và bảo vệ môi trường.
- Hành lang an toàn giao thông đường sắt đô thị phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
+ Không được trồng cây, xây dựng công trình trái phép trong phạm vi hành lang;
+ Phải được cách ly để tránh mọi hành vi xâm nhập trái phép;
+ Đáp ứng yêu cầu phục vụ công tác phòng chống, cháy, nổ, cứu hộ, cứu nạn.
- Phải bảo đảm thuận tiện cho hành khách và bảo đảm tiếp cận sử dụng cho người khuyết tật theo quy định của pháp luật.
Bênh cạnh đó, hiện nay đường sắt đô thị bao gồm đường tàu điện ngầm, đường tàu điện đi trên mặt đất, đường tàu điện trên cao, đường sắt một ray tự động dẫn hướng và đường xe điện bánh sắt.
Việc xây dựng, ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các loại hình đường sắt đô thị thực hiện theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
(theo Điều 71 Luật Đường sắt 2017)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?