Danh mục, số lượng phương tiện phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trang bị cho 01 đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở từ 10/12/2024?
Danh mục, số lượng phương tiện phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trang bị cho 01 đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở từ 10/12/2024?
Căn cứ Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 55/2024/TT-BCA quy định danh mục, số lượng phương tiện phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trang bị cho 01 đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở từ 10/12/2024 như sau:
STT | DANH MỤC | SỐ LƯỢNG | SỐ LƯỢNG | ĐƠN VỊ | GHI CHÚ |
Cơ sở thuộc Phụ lục 2 Nghị định 50 | Cơ sở còn lại thuộc Phụ lục 3 Nghị định 50 | ||||
1 | Thiết bị chiếu sáng cá nhân (Đèn pin độ sáng 200 lm, chịu nước IPX5) | 02 | 01 | Chiếc | Hỏng thay thế |
2 | Rìu (trọng lượng 2 kg, cán dài 90 cm, chất liệu thép cacbon cường độ cao) | 02 | 01 | Chiếc | Hỏng thay thế |
3 | Xà beng (một đầu nhọn, một đầu dẹt; dài 100 cm) | 01 | 01 | Chiếc | Hỏng thay thế |
4 | Búa (thép cacbon cường độ cao, nặng 5 kg, cán dài 50 cm) | 01 | 01 | Chiếc | Hỏng thay thế |
5 | Kìm (dài 60 cm, tải cắt 60 kg) | 01 | 01 | Chiếc | Hỏng thay thế |
6 | Thang chữa cháy (dài tối thiểu 3,5m; bảo đảm chịu được tải trọng tối thiểu 150kg) | 01 | 01 | Chiếc | Hỏng thay thế |
7 | Thiết bị phục vụ sơ cấp cứu người bị nạn (Túi sơ cứu loại A theo Thông tư 19/2016/TT-BYT) | 01 | Túi | Hỏng thay thế | |
8 | Hệ thống thông tin vô tuyến (Bộ đàm cầm tay đáp ứng tiêu chuẩn IP54) | 02 | Chiếc | Hỏng thay thế |
Danh mục, số lượng phương tiện phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trang bị cho 01 đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở từ 10/12/2024? (Hình từ Internet)
Ai là người thành lập đội phòng cháy chữa cháy cơ sở?
Theo Điều 44 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 được sửa đổi bởi khoản 25 Điều 1 Luật Phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013 quy định như sau:
Điều 44. Thành lập, quản lý đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành
1. Tại thôn phải thành lập đội dân phòng. Đội dân phòng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định thành lập, quản lý.
2. Tại cơ sở phải thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở. Đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định thành lập, quản lý.
3. Đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành là đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở được tổ chức để đáp ứng yêu cầu hoạt động đặc thù của cơ sở do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định thành lập, quản lý.
Tại các cơ sở sau đây phải thành lập đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành:
a) Cơ sở hạt nhân;
b) Cảng hàng không, cảng biển;
c) Cơ sở khai thác và chế biến dầu mỏ, khí đốt;
d) Cơ sở khai thác than;
đ) Cơ sở sản xuất, kho vũ khí, vật liệu nổ;
e) Các cơ sở khác do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.
4. Quyết định thành lập đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành phải được cơ quan ban hành gửi tới cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy quản lý địa bàn đó.
Theo đó, khi thành lập đội phòng cháy chữa cháy cơ sở phải do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định thành lập và quản lý.
Ngoài ra, quyết định thành lập đội phòng cháy chữa cháy cơ sở phải được cơ quan ban hành gửi tới cơ quan Cảnh sát phòng cháy chữa cháy quản lý địa bàn đó.
Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng đội phòng cháy chữa cháy cơ sở là bao lâu?
Theo khoản 3 Điều 33 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 33. Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy
[...]
3. Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy
a) Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ lần đầu: Từ 16 đến 24 giờ đối với đối tượng quy định tại các điểm a, b, d, đ, e và điểm g khoản 1 Điều này và từ 32 đến 48 giờ đối với đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
b) Thời gian huấn luyện lại để được cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy sau khi chứng nhận này hết thời hạn sử dụng tối thiểu là 16 giờ đối với các đối tượng quy định tại các điểm a, b, d, đ, e và điểm g khoản 1 Điều này và 32 giờ đối với đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
c) Thời gian bồi dưỡng bổ sung hàng năm về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy tối thiểu 08 giờ đối với đối tượng quy định tại điểm a, b, d, đ, e và điểm g khoản 1 Điều này và tối thiểu 16 giờ đối với đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
[...]
Theo đó, đội phòng cháy chữa cháy cơ sở tham gia huấn luyện phòng cháy chữa cháy lần đầu thì thời gian tham gia từ 16 đến 24 giờ.
Thời gian huấn luyện lại để được cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy cơ sở sau khi giấy này hết thời hạn sử dụng tối thiểu là 16 giờ.
Ngoài ra, thời gian bồi dưỡng bổ sung hàng năm về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy cơ sở tối thiểu 08 giờ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Tổ chức doanh nghiệp, cá nhân sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển dao có tính sát thương cao phải thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn như thế nào?
- Danh mục bệnh truyền nhiễm phải báo cáo hiện nay theo Thông tư 54?
- Danh sách hội do đảng, nhà nước giao nhiệm vụ từ 26/11/2024?