Không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động bị xử phạt bao nhiêu tiền? Thủ tục người lao động khiếu nại hành vi vi phạm pháp luật của công ty được thực hiện như thế nào?

Không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ tại điểm d khoản 4 Điều 41 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm các quy định khác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp như sau:

Điều 41. Vi phạm các quy định khác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
[...]
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
[...]
b) Không lập danh sách người lao động hoặc không lập hồ sơ hoặc không nộp hồ sơ đúng thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 102, khoản 1 Điều 103, khoản 1 Điều 110, khoản 2 Điều 112 của Luật Bảo hiểm xã hội; khoản 1 Điều 59, khoản 1 Điều 60 của Luật An toàn, vệ sinh lao động;
c) Không giới thiệu người lao động thuộc đối tượng quy định tại Điều 47 của Luật An toàn, vệ sinh lao động và Điều 55 của Luật Bảo hiểm xã hội đi khám giám định suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng Giám định y khoa;
d) Không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 21 của Luật Bảo hiểm xã hội.
[...]

Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:

Điều 6. Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
[...]

Như vậy, không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động có thể bị xử phạt vi phạm hành chính cụ thể như sau:

- Đối với cá nhân: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.

- Đối với tổ chức: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.

Không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động bị xử phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)

Thủ tục người lao động khiếu nại hành vi vi phạm pháp luật về lao động của công ty được thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 24/2018/NĐ-CP quy định về thủ tục người lao động khiếu nại về lao động như sau:

(1) Thực hiện khiếu nại lần đầu

- Khi người lao động cho rằng quyết định, hành vi của người sử dụng lao động là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người bị xâm phạm thực hiện khiếu nại đến người giải quyết khiếu nại lần đầu.

- Người giải quyết khiếu nại lần đầu: là người sử dụng lao động (khoản 1 Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP)

(2) Thực hiện khiếu nại lần hai

- Người lao động khiếu nại lần hai trong trường hợp:

+ Không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu

+ Quá thời hạn quy định về giải quyết khiếu nại lần đầu mà khiếu nại không được giải quyết

- Người lao động gửi khiếu nại lần hai đến Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính. (khoản 2 Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP)

(3) Khởi kiện tại Tòa án

- Bên cạnh việc khiếu nại thì người lao động có quyền khởi kiện tại Tòa án khi:

+ Ngay từ đầu người lao động có thể chọn khởi kiện tại Tòa án khi cho rằng quyết định, hành vi của người sử dụng lao động là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình;

+ Không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại lần đầu;

+ Quá thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu mà người lao động chưa được giải quyết;

+ Không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại lần hai;

+ Quá thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai mà người lao động chưa được giải quyết.

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng là bao nhiêu?

Căn cứ theo Điều 50 Luật Việc làm 2013 quy định về mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp cụ thể như sau:

Điều 50. Mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
3. Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này.

Như vậy, theo quy định trên thì mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng sẽ bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá các mức như sau:

- 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc

- 05 lần mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

Theo đó, mức lương cơ sở sẽ được áp dụng tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP là 2.340.000 đồng/tháng.

Đối với mức lương tối thiểu vùng sẽ được áp dụng theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP.

Trong đó, chia làm 04 mức lương tối thiểu vùng như sau:

Vùng

Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng)

Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ)

Vùng 1

4.960.000

23.800

Vùng 2

4.410.000

21.200

Vùng 3

3.860.000

18.600

Vùng 4

3.450.000

16.600

Sổ bảo hiểm xã hội
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Sổ bảo hiểm xã hội
Hỏi đáp Pháp luật
Không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Mã bảo hiểm xã hội là gì? Mã bảo hiểm xã hội có phải là số sổ bảo hiểm xã hội không?
Hỏi đáp Pháp luật
Làm sao để biết sổ bảo hiểm xã hội đã chốt hay chưa?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn xin cấp lại sổ Bảo hiểm xã hội bị mất qua VssID nhanh nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Sổ bảo hiểm xã hội do ai giữ và bảo quản? Nghỉ việc trái luật có được trả sổ bảo hiểm xã hội?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động nghỉ việc mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Công ty có quyền giữ lại sổ bảo hiểm xã hội của người lao động nghỉ việc ngang không?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp được giữ sổ bảo hiểm xã hội của người lao động không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục chứng thực sổ bảo hiểm xã hội mới nhất năm 2023 quy định như thế nào? Có cần bản sao sổ bảo hiểm xã hội để hưởng bảo hiểm xã hội một lần không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Sổ bảo hiểm xã hội
Lê Nguyễn Minh Thy
25 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào