Thủ tục chứng thực sổ bảo hiểm xã hội mới nhất năm 2023 quy định như thế nào? Có cần bản sao sổ bảo hiểm xã hội để hưởng bảo hiểm xã hội một lần không?
Chứng thực sổ bảo hiểm xã hội ở đâu?
Theo Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch quy định thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực như sau:
Thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực
1. Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Phòng Tư pháp) có thẩm quyền và trách nhiệm:
a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;
b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản;
c) Chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài;
d) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;
đ) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản.
Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tư pháp thực hiện chứng thực các việc quy định tại Khoản này, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng Tư pháp.
2. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có thẩm quyền và trách nhiệm:
a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận;
b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch;
c) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;
d) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;
đ) Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở;
e) Chứng thực di chúc;
g) Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản;
h) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là tài sản quy định tại các Điểm c, d và đ Khoản này.
Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện ký chứng thực và đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Người có nhu cầu có thể đến một số các cơ quan sau để thực hiện việc chứng thực sổ bảo hiểm xã hội, bao gồm:
Như vậy, việc chứng thực sổ bảo hiểm xã hội người yêu cầu có thể lựa chọn chứng thực sổ bảo hiểm xã hội tại Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc tại tổ chức hành nghề công chứng thuận tiện nhất cho mình.
Thủ tục chứng thực sổ bảo hiểm xã hội mới nhất năm 2023 quy định như thế nào? Có cần bản sao sổ bảo hiểm xã hội để hưởng bảo hiểm xã hội một lần không? (Hình từ Internet)
Thủ tục chứng thực sổ bảo hiểm xã hội mới nhất năm 2023 quy định như thế nào?
Theo Điều 20 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch quy định về thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính như sau:
Thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính
1. Người yêu cầu chứng thực phải xuất trình bản chính giấy tờ, văn bản làm cơ sở để chứng thực bản sao và bản sao cần chứng thực.
Trong trường hợp bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật trước khi yêu cầu chứng thực bản sao; trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi, có lại.
2. Trường hợp người yêu cầu chứng thực chỉ xuất trình bản chính thì cơ quan, tổ chức tiến hành chụp từ bản chính để thực hiện chứng thực, trừ trường hợp cơ quan, tổ chức không có phương tiện để chụp.
...
Như vậy, thủ tục chứng thực sổ bảo hiểm xã hội cần chuẩn bị một số hồ sơ, bao gồm:
- Hồ sơ cần chuẩn bị: Khi đi chứng thực, người yêu cầu cần mang theo bản gốc sổ bảo hiểm xã hội.
- Người có thẩm quyền chứng thực ở trên sẽ kiểm tra, đối chiếu bản chính của sổ bảo hiểm xã hội với bản photo.
- Chứng thực bản sao từ bản chính sổ bảo hiểm xã hội. Nếu bản sao có từ 02 trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối; nếu có từ 02 tờ trở lên thì đóng dấu giáp lai.
- Thực hiện ký tên, đóng dấu của cơ quan có thẩm quyền nêu trên vào lời chứng chứng thực bản sao từ bản chính.
- Lệ phí cần phải nộp: Mức lệ phí chứng thực bản sao từ bản chính sổ bảo hiểm xã hội là 2.000 đồng/trang; từ trang thứ ba trở đi thì phí chứng thực bản sao từ bản chính là 1.000 đồng/trang nhưng không quá 200.000 đồng/bản (căn cứ Điều 4 Thông tư 226/2016/TT-BTC).
Có cần bản sao sổ bảo hiểm xã hội để hưởng bảo hiểm xã hội một lần không?
Căn cứ Quyết định 222/QĐ-BHXH năm 2021 quy định về hồ sơ để hưởng bảo hiểm xã hội một lần gồm:
- Bản chính sổ bảo hiểm xã hội.
- Đơn đề nghị (bản chính theo mẫu).
Tải mẫu đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần: Tại đây!
- Người ra nước ngoài định cư: Quyết định thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt của hộ chiếu nước ngoài, thị thực nước ngoài, giấy tờ xác nhận đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài…
- Người mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, hiểm nghèo… thì cần tóm tắt hồ sơ bệnh án thể hiện tình trạng này của người đó hoặc biên bản giám định suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
- Nếu làm việc, phục vụ trong quân đội có hưởng phụ cấp khu vực thì nộp thêm bản chính bản khai cá nhân về thời gian này…
Như vậy, đối với Quyết định 222/QĐ-BHXH năm 2021 quy định trong thành phần giấy tờ, hồ sơ cần nộp để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần không có yêu cầu bản sao sổ bảo hiểm xã hội mà cần nộp bản chính sổ này cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Hiệp định Paris được ký vào ngày, tháng, năm nào?
- Tờ khai nộp phí bảo vệ môi trường đối với khí thải (Mẫu số 01) áp dụng từ 5/1/2025?