Một người làm Chủ tịch Hội đồng quản trị tại hai công ty thì khi có vi phạm tại công ty thứ nhất có ảnh hưởng gì đến công ty thứ hai không?

Chủ tịch Hội đồng quản trị là ai? Một người làm Chủ tịch Hội đồng quản trị tại hai công ty thì khi có vi phạm tại công ty thứ nhất có ảnh hưởng gì đến công ty thứ hai không?

Chủ tịch Hội đồng quản trị là ai?

Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) là người đứng đầu Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, giữ vai trò quan trọng trong việc định hướng và lãnh đạo chiến lược của công ty.

Theo Điều 156 Luật Doanh nghiệp 2020, Chủ tịch Hội đồng quản trị là người được Hội đồng quản trị bầu trong số các thành viên Hội đồng quản trị.

Chủ tịch Hội đồng quản trị có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

- Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị;

- Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập, chủ trì và làm chủ tọa cuộc họp Hội đồng quản trị;

- Tổ chức việc thông qua nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị;

- Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị;

- Chủ tọa cuộc họp Đại hội đồng cổ đông;

- Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

Một người làm Chủ tịch Hội đồng quản trị tại hai công ty thì khi có vi phạm tại công ty thứ nhất có ảnh hưởng gì đến công ty thứ hai không?

Một người làm Chủ tịch Hội đồng quản trị tại hai công ty thì khi có vi phạm tại công ty thứ nhất có ảnh hưởng gì đến công ty thứ hai không? (Hình từ Internet)

Một người làm Chủ tịch Hội đồng quản trị tại hai công ty thì khi có vi phạm tại công ty thứ nhất có ảnh hưởng gì đến công ty thứ hai không?

Ngoài việc công ty thứ hai có thể bị ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín, danh tiếng do có cùng Chủ tịch Hội đồng quản trị thì công ty thứ hai còn có thể bị ảnh hưởng về mặt nhân sự nếu như hành vi vi phạm của cá nhân này dẫn đến việc không còn đảm bảo tiêu chuẩn làm thành viên Hội đồng quản trị, cụ thể:

Theo khoản 1 Điều 155 Luật Doanh nghiệp 2020 thì thành viên Hội đồng quản trị phải đáp ứng điều kiện không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020.

Theo khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:

Điều 17. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp
[...]
2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.
Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;
g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.
[...]

Theo đó, trường hợp một người làm chủ tịch Hội đồng quản trị hai công ty mà hành vi vi phạm tại công ty thứ nhất dẫn đến người này đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản 2014, Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 thì không thể làm thành viên Hội đồng quản trị tại các doanh nghiệp khác nên cũng không tiếp tục giữ chức Chủ tịch Hội đồng quả trị tại công ty thứ hai được.

Tiêu chuẩn của Chủ tịch Hội đồng quản trị?

Chủ tịch Hội đồng quản trị là thành viên của Hội đồng quản trị do đó cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn theo khoản 1 Điều 155 Luật doanh nghiệp 2020:

- Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020;

- Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh hoặc trong lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh của công ty và không nhất thiết phải là cổ đông của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;

- Thành viên Hội đồng quản trị công ty có thể đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị của công ty khác;

- Đối với doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020 và công ty con của doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020 thì thành viên Hội đồng quản trị không được là người có quan hệ gia đình của Giám đốc, Tổng giám đốc và người quản lý khác của công ty; của người quản lý, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ.

Hội đồng quản trị
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Hội đồng quản trị
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn trả thù lao không chuyên trách thành viên Hội đồng quản trị tại doanh nghiệp khác năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Một người làm Chủ tịch Hội đồng quản trị tại hai công ty thì khi có vi phạm tại công ty thứ nhất có ảnh hưởng gì đến công ty thứ hai không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu số 105 Danh sách cổ đông, thành viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc, người điều hành công ty đầu tư chứng khoán?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện trở thành thành viên Hội đồng quản trị hợp tác xã là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Thành viên Hội đồng quản trị hợp tác xã có nhiệm kỳ tối đa bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Các loại báo cáo hằng năm nào mà Hội đồng quản trị phải trình Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần khi kết thúc năm tài chính?
Hỏi đáp Pháp luật
Tòa án hay trọng tài thương mại có quyền hủy bỏ nghị quyết của Hội đồng quản trị?
Hỏi đáp Pháp luật
Biên bản họp Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần có được lưu giữ tại chi nhánh công ty không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người trúng cử thành viên Hội đồng quản trị có phải đạt tỷ lệ phiếu bầu từ 50% hoặc 65% hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Để tiến hành họp Hội đồng quản trị của công ty cổ phần cần đáp ứng các điều kiện nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hội đồng quản trị
171 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào