Tháp Nghinh Phong ở tỉnh nào? Hành vi nào là hành vi gây nguy cơ hủy hoại hoặc làm giảm giá trị di sản văn hóa phi vật thể?

Tháp Nghinh Phong ở tỉnh nào? Hành vi nào là hành vi gây nguy cơ hủy hoại hoặc làm giảm giá trị di sản văn hóa phi vật thể?

Tháp Nghinh Phong ở tỉnh nào?

Căn cứ theo Tiểu mục 2 Mục 2 Danh mục Đặt tên đường và công trình công cộng trên địa bàn Thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên ban hành kèm theo Nghị quyết 07/NQ-HĐND năm 2024 có quy định địa chỉ Tháp Nghinh Phong như sau:

II. ĐẶT TÊN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG (04 công trình)
1. Khu vực Quảng trường 1 Tháng 4 (đường Lê Duẩn, Phường 7, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Quy mô: 49.224 m2) đặt tên Quảng trường 1 tháng 4.
2. Khu vực tháp Nghinh Phong (giao tại đường Nguyễn Hữu Thọ - Độc Lập, Phường 9, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Quy mô: 7.190 m2) đặt tên Quảng trường Nghinh Phong.
3. Công viên biển dọc đường Độc Lập (đường Độc Lập, Phường 6 - Phường 7 - Phường 9, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Quy mô: 192.000 m2) đặt tên Công viên Biển Tuy Hòa.
4. Dự án Hồ điều hòa Hồ Sơn - Công viên Thanh thiếu niên (giao tại đường Điện Biên Phủ - Trần Phú - Hùng Vương, Phường 5 - Phường 7 - Phường 9, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Quy mô: 231.885 m2) đặt tên Công viên Hồ Sơn./.

Theo đó, trên tinh thần Nghị quyết 07/NQ-HĐND năm 2024 thì hiện nay Tháp Nghinh Phong tọa lạc tại Quảng trường Nghinh Phong, đường Nguyễn Hữu Thọ - Độc Lập, Phường 9, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.

Xem thêm: Tỉnh Phú Yên có bao nhiêu huyện, thị xã, thành phố? Tỉnh Phú Yên giáp với tỉnh nào?

https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/23102024/thap-nghinh-phong.jpg

Tháp Nghinh Phong ở tỉnh nào? Hành vi nào là hành vi gây nguy cơ hủy hoại hoặc làm giảm giá trị di sản văn hóa phi vật thể? (Hình từ Internet)

Hành vi nào là hành vi gây nguy cơ hủy hoại hoặc làm giảm giá trị di sản văn hóa phi vật thể?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 98/2010/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 4. Những hành vi vi phạm làm sai lệch hoặc hủy hoại di sản văn hóa
1. Những hành vi làm sai lệch di tích:
a) Làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích như đưa thêm, di dời, thay đổi hiện vật trong di tích hoặc tu bổ, phục hồi không đúng với yếu tố gốc cấu thành di tích và các hành vi khác khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch, tuyên truyền, giới thiệu sai lệch về nội dung và giá trị của di tích;
b) Làm thay đổi môi trường cảnh quan của di tích như chặt cây, phá đá, đào bới, xây dựng trái phép và các hành vi khác gây ảnh hưởng xấu đến di tích.
2. Những hành vi gây nguy cơ hủy hoại hoặc làm giảm giá trị di sản văn hóa phi vật thể:
a) Phổ biến và thực hành sai lệch nội dung di sản văn hóa phi vật thể;
b) Tùy tiện đưa những yếu tố mới không phù hợp làm giảm giá trị di sản văn hóa phi vật thể;
c) Lợi dụng việc tuyên truyền, phổ biến, trình diễn, truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể để trục lợi và thực hiện các hành vi khác trái pháp luật.
[...]

Như vậy, các hành vi gây nguy cơ hủy hoại hoặc làm giảm giá trị di sản văn hóa phi vật thể bao gồm:

- Phổ biến và thực hành sai lệch nội dung di sản văn hóa phi vật thể.

- Tùy tiện đưa những yếu tố mới không phù hợp làm giảm giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

- Lợi dụng việc tuyên truyền, phổ biến, trình diễn, truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể để trục lợi và thực hiện các hành vi khác trái pháp luật.

Nhà nước có những chính sách nào về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa?

Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 98/2010/NĐ-CP, những hính sách của Nhà nước về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa đó là:

- Xây dựng và thực hiện chương trình mục tiêu bảo tồn các di sản văn hóa tiêu biểu.

- Khen thưởng tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; xét tặng danh hiệu vinh dự nhà nước và thực hiện các chính sách ưu đãi về tinh thần và vật chất đối với nghệ nhân, nghệ sĩ nắm giữ và có công phổ biến nghệ thuật truyền thống, bí quyết nghề nghiệp có giá trị đặc biệt.

- Nghiên cứu áp dụng thành tựu khoa học công nghệ vào các hoạt động sau đây:

+ Thăm dò, khai quật khảo cổ; bảo quản, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích.

+ Thẩm định, quản lý sưu tập, bảo quản hiện vật, chỉnh lý, đổi mới nội dung, hình thức trưng bày và hoạt động giáo dục của bảo tàng.

+ Sưu tầm, lưu giữ và phổ biến giá trị di sản văn hóa phi vật thể; thành lập ngân hàng dữ liệu về di sản văn hóa phi vật thể.

- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

- Khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đóng góp về tinh thần và vật chất hoặc trực tiếp tham gia các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

- Mở rộng các hình thức hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; xây dựng và thực hiện các dự án hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Di sản văn hóa phi vật thể
Nguyễn Thị Kim Linh
183 lượt xem
Di sản văn hóa phi vật thể
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Di sản văn hóa phi vật thể
Hỏi đáp Pháp luật
Tháp Nghinh Phong ở tỉnh nào? Hành vi nào là hành vi gây nguy cơ hủy hoại hoặc làm giảm giá trị di sản văn hóa phi vật thể?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân loại di sản văn hóa phi vật thể theo TCVN 10382:2014?
Hỏi đáp Pháp luật
Truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể là gì? Quy định về tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghiên cứu di sản văn hóa phi vật thể là hoạt động như thế nào? Nghiên cứu về di sản văn hóa phi vật thể được thực hiện nhằm mục đích gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 22/8/2024, Lễ hội Chá Mùn của người Thái tỉnh Thanh Hóa trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia?
Hỏi đáp Pháp luật
Sản phẩm và báo cáo về tư liệu hóa di sản văn hóa phi vật thể do cá nhân thực hiện có thể được số hóa không?
Hỏi đáp Pháp luật
Ninh Bình có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là gì? Những hành vi nào được xem là gây nguy cơ hủy hoại di sản văn hóa phi vật thể?
Hỏi đáp Pháp luật
Nguyên tắc phục hồi di sản văn hóa phi vật thể là gì? Phục hồi di sản văn hóa phi vật thể có các loại đề án nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Sửa đổi thủ tục cấp phép nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/6/2024, thời gian kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể là bao lâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Di sản văn hóa phi vật thể có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào