Nguyên tắc phục hồi di sản văn hóa phi vật thể là gì? Phục hồi di sản văn hóa phi vật thể có các loại đề án nào?

Nguyên tắc phục hồi di sản văn hóa phi vật thể là gì? Phục hồi di sản văn hóa phi vật thể có các loại đề án nào?

Nguyên tắc phục hồi di sản văn hóa phi vật thể là gì?

Theo khoản 2 Điều 13 Nghị định 39/2024/NĐ-CP nguyên tắc phục hồi di sản văn hóa phi vật thể được quy định như sau:

Điều 13. Phục hồi di sản văn hóa phi vật thể
...
2. Việc phục hồi di sản văn hóa phi vật thể phải đảm bảo nguyên tắc quy định tại Điều 4 và Điều 5 Nghị định này và:
a) Việc phục hồi di sản văn hóa phi vật thể phải được lập thành Đề án, nhiệm vụ trình cơ quan có thẩm quyền theo quy định;
b) Có sự tham gia, đồng thuận rộng rãi của chủ thể di sản và cơ quan quản lý về di sản văn hóa cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Tư liệu hóa quá trình phục hồi di sản;
d) Gửi báo cáo kết quả, sản phẩm tư liệu hóa cho cơ quan quản lý về di sản văn hóa cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đưa vào cơ sở dữ liệu quốc gia về di sản văn hóa.
...

Như vậy nguyên tắc phục hồi di sản văn hóa phi vật thể phải đảm bảo các quy định sau:

Thứ nhất, nguyên tắc trong thực hành di sản văn hóa phi vật thể:

- Cộng đồng chủ thể phải đảm bảo duy trì tính liên tục trong thực hành di sản văn hóa phi vật thể đúng với giá trị, bản chất và chức năng của di sản; giảm nguy cơ mai một, thất truyền;

- Bảo đảm gìn giữ giá trị của di sản với các hình thức thể hiện, hiểu biết, kỹ năng, kỹ thuật và không gian thực hành liên quan; không đưa những yếu tố không phù hợp vào di sản;

- Bảo đảm bao quát quy trình thực hành, nội dung, hoạt động, các yếu tố cấu thành của di sản với sự tham gia của cộng đồng chủ thể vào thực hành di sản;

- Không phổ biến và thực hành sai lệch nội dung di sản;

- Không lợi dụng thực hành di sản và danh hiệu của di sản để trục lợi hoặc thực hiện các hành vi, hoạt động trái pháp luật;

- Bảo đảm tôn trọng và bảo vệ giá trị tôn giáo, tín ngưỡng, tập quán, tính thiêng của nghi lễ và không gian thực hành của di sản văn hóa phi vật thể.

Thứ hai, nguyên tắc trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể:

- Bảo đảm quyền và nguyên tắc thực hành di sản văn hóa phi vật thể của cộng đồng chủ thể;

- Bảo đảm các di sản văn hóa phi vật thể được thực hành hướng con người, cộng đồng tới các giá trị văn hóa tốt đẹp; gìn giữ bản sắc; hướng tới sự phát triển xã hội toàn diện; bảo đảm an toàn cộng đồng và xã hội; bảo vệ môi trường;

- Bảo đảm tôn trọng sự đa dạng văn hóa, vai trò của cộng đồng chủ thể và tính đặc thù dân tộc, vùng miền. Di sản văn hóa phi vật thể của các cộng đồng khác nhau đều được tôn trọng như nhau;

- Bảo đảm tôn trọng quyền của các cộng đồng chủ thể trong việc quyết định những yếu tố cần được bảo vệ và phát huy của di sản văn hóa phi vật thể và hình thức, mức độ cần được bảo vệ, phát huy;

- Ưu tiên bảo vệ các di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ bị mai một, thất truyền, di sản của cộng đồng các dân tộc sinh sống ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, nhóm dân tộc có khó khăn, đặc thù, di sản có giá trị toàn cộng đồng, xã hội;

- Ưu tiên quyền quyết định của cộng đồng chủ thể vì sự tồn tại, thực hành lâu dài, liên tục của di sản, phù hợp với ý nghĩa và chức năng của di sản, phù hợp với pháp luật về di sản văn hóa của Việt Nam và văn kiện quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Thứ ba, nguyên tắc trong sử dụng và khai thác di sản văn hóa phi vật thể ngoài hoạt động thực hành:

- Việc sử dụng và khai thác di sản văn hóa phi vật thể phải bảo đảm tuân thủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (sau đây gọi là Công ước 2003)

- Không lợi dụng việc tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá, truyền dạy di sản, cộng đồng chủ thể di sản và danh hiệu của di sản để trục lợi hoặc thực hiện các hành vi, hoạt động trái pháp luật.

- Không lợi dụng di sản để thực hiện các hành vi, hoạt động phân biệt đối xử, kỳ thị văn hóa, dân tộc, vùng miền.

- Không xâm phạm, xúc phạm, xuyên tạc nội dung, ý nghĩa và giá trị của di sản văn hóa phi vật thể.

- Không can thiệp làm thay đổi, sai lệch tập quán, tín ngưỡng, tính thiêng, những điều kiêng kỵ, bí quyết trong thực hành di sản văn hóa phi vật thể.

- Không tạo sự ganh đua, tranh chấp, mâu thuẫn và xung đột văn hóa giữa các cộng đồng, nhóm và cá nhân.

- Không ngăn cản cộng đồng chủ thể thực hành di sản, tiếp cận không gian và đồ vật trong thực hành di sản, hưởng lợi từ việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

- Không lợi dụng hoạt động bảo vệ, phát huy để đi ngược lại quyền sáng tạo, thực hành và hưởng thụ văn hóa của cộng đồng chủ thể di sản.

Cuối cùng, đảm bảo thực hiện đúng các nguyên tắc sau:

- Việc phục hồi di sản văn hóa phi vật thể phải được lập thành Đề án, nhiệm vụ trình cơ quan có thẩm quyền theo quy định;

- Có sự tham gia, đồng thuận rộng rãi của chủ thể di sản và cơ quan quản lý về di sản văn hóa cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Tư liệu hóa quá trình phục hồi di sản;

- Gửi báo cáo kết quả, sản phẩm tư liệu hóa cho cơ quan quản lý về di sản văn hóa cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đưa vào cơ sở dữ liệu quốc gia về di sản văn hóa.

Nguyên tắc phục hồi di sản văn hóa phi vật thể là gì? Phục hồi di sản văn hóa phi vật thể có các loại đề án nào?

Nguyên tắc phục hồi di sản văn hóa phi vật thể là gì? Phục hồi di sản văn hóa phi vật thể có các loại đề án nào? (Hình từ Internet)

Nội dung cơ bản của đề án phục hồi di sản văn hóa phi vật thể là gì?

Theo quy đinh tại khoản 3 Điều 14 Nghị định 39/2024/NĐ-CP nội dung cơ bản của đề án phục hồi di sản văn hóa phi vật thể như sau:

- Sự cần thiết xây dựng đề án;

- Quy định pháp lý trong nước và quốc tế có liên quan đến việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản;

- Mô tả về một hoặc nhiều di sản thuộc phạm vi, đối tượng của đề án; cá nhân, cộng đồng chủ thể di sản; giá trị của di sản;

- Hiện trạng thực hành, quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản;

- Các vấn đề, yếu tố, nguy cơ tác động tới thực hành, quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản;

- Phân tích, đánh giá tác động của đề án đến hiện trạng thực hành di sản văn hóa phi vật thể;

- Nội dung, nhiệm vụ chủ yếu, hoạt động triển khai;

- Lộ trình, thời gian triển khai;

- Kinh phí triển khai; tên, nội dung các dự án thành phần (nếu có);

- Trách nhiệm (của cơ quan, tổ chức, cá nhân) tổ chức thực hiện;

- Đề xuất các biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị.

Phục hồi di sản văn hóa phi vật thể có các loại đề án nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 14 Nghị định 39/2024/NĐ-CP phục hồi di sản văn hóa phi vật thể có các loại đề án sau:

- Đề án quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị một hoặc nhiều di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO;

- Đề án quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị một hoặc nhiều di sản văn hóa phi vật thể trong Danh mục của quốc gia;

- Đề án bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ mai một, thất truyền, cần bảo vệ khẩn cấp.

Di sản văn hóa phi vật thể
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Di sản văn hóa phi vật thể
Hỏi đáp Pháp luật
Ninh Bình có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là gì? Những hành vi nào được xem là gây nguy cơ hủy hoại di sản văn hóa phi vật thể?
Hỏi đáp Pháp luật
Nguyên tắc phục hồi di sản văn hóa phi vật thể là gì? Phục hồi di sản văn hóa phi vật thể có các loại đề án nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Sửa đổi thủ tục cấp phép nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/6/2024, thời gian kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/6/2024, loại hình di sản văn hóa phi vật thể nào phải được kiểm kê?
Hỏi đáp Pháp luật
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thế nào là di sản văn hóa phi vật thể? Những hành vi nào được xem là gây nguy cơ hủy hoại di sản văn hóa phi vật thể?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận tại Việt Nam?
Hỏi đáp pháp luật
Di sản văn hóa phi vật thể là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Tư liệu hóa di sản văn hóa phi vật thể là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Di sản văn hóa phi vật thể
82 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Di sản văn hóa phi vật thể
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào