Nghiên cứu di sản văn hóa phi vật thể là hoạt động như thế nào? Nghiên cứu về di sản văn hóa phi vật thể được thực hiện nhằm mục đích gì?

Nghiên cứu di sản văn hóa phi vật thể là hoạt động như thế nào? Nghiên cứu về di sản văn hóa phi vật thể được thực hiện nhằm mục đích gì?

Nghiên cứu di sản văn hóa phi vật thể là hoạt động như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 39/2024/NĐ-CP như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Nhận diện di sản văn hóa phi vật thể là hoạt động xác định tên gọi, loại hình, chủ thể, không gian, thời gian, sức sống, hiện trạng, đặc điểm, giá trị của di sản và các yếu tố tác động tới di sản văn hóa phi vật thể.
2. Nghiên cứu di sản văn hóa phi vật thể là hoạt động tìm hiểu về hình thức biểu đạt, các đặc điểm lịch sử, quá trình sáng tạo, tái tạo và chức năng xã hội, văn hóa, kinh tế của một di sản văn hóa phi vật thể cụ thể cùng các hình thức truyền dạy, các đặc điểm lịch sử, văn hóa, khoa học của di sản đó.
3. Kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể là hoạt động thu thập, đánh giá, nhận diện và thể hiện thông tin về các di sản văn hóa phi vật thể một cách có hệ thống.
4. Tư liệu hóa di sản văn hóa phi vật thể là hoạt động ghi, thu lại di sản văn hóa phi vật thể ở tình trạng hiện tại trong trạng thái khác nhau và thu thập các tài liệu liên quan nhằm mục đích xây dựng cơ sở dữ liệu di sản văn hóa phi vật thể phục vụ lưu giữ lâu dài, tra cứu, phục hồi, giới thiệu, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.
[...]

Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì nghiên cứu di sản văn hóa phi vật thể là hoạt động tìm hiểu về hình thức biểu đạt, các đặc điểm lịch sử, quá trình sáng tạo, tái tạo và chức năng xã hội, văn hóa, kinh tế của một di sản văn hóa phi vật thể cụ thể cùng các hình thức truyền dạy, các đặc điểm lịch sử, văn hóa, khoa học của di sản đó.

Nghiên cứu di sản văn hóa phi vật thể là hoạt động như thế nào? Nghiên cứu về di sản văn hóa phi vật thể được thực hiện nhằm mục đích gì?

Nghiên cứu di sản văn hóa phi vật thể là hoạt động như thế nào? Nghiên cứu về di sản văn hóa phi vật thể được thực hiện nhằm mục đích gì? (Hình từ Internet)

Nghiên cứu di sản văn hóa phi vật thể được thực hiện nhằm mục đích gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Nghị định 39/2024/NĐ-CP như sau:

Điều 10. Nghiên cứu di sản văn hóa phi vật thể
1. Nghiên cứu về di sản văn hóa phi vật thể gồm: nghiên cứu, nhận diện về các biểu đạt, giá trị, chủ thể, hiện trạng, quá trình trao truyền, thực hành, sáng tạo, tái sáng tạo, chức năng xã hội, yếu tố tác động, biện pháp bảo vệ và các nội dung khác nhằm làm sâu sắc hơn về di sản và về việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản trong đời sống.
2. Các cơ quan, tổ chức có chức năng, chuyên môn thực hiện nghiên cứu về di sản văn hóa phi vật thể phải có sự đồng thuận của chủ thể di sản và cơ quan quản lý di sản trên địa bàn. Các cá nhân thực hiện việc nghiên cứu di sản văn hóa phi vật thể phải có sự đồng thuận của chủ thể di sản và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc nghiên cứu của mình.
[...]

Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì nghiên cứu về di sản văn hóa phi vật thể được thực hiện nhằm mục đích làm sâu sắc hơn về di sản và về việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản trong đời sống.

Có ưu tiên quyền quyết định của cộng đồng chủ thể trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 39/2024/NĐ-CP về nguyên tắc trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể như sau:

Điều 4. Nguyên tắc trong thực hành, quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
[...]
2. Nguyên tắc trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể:
a) Bảo đảm quyền và nguyên tắc thực hành di sản văn hóa phi vật thể của cộng đồng chủ thể;
b) Bảo đảm các di sản văn hóa phi vật thể được thực hành hướng con người, cộng đồng tới các giá trị văn hóa tốt đẹp; gìn giữ bản sắc; hướng tới sự phát triển xã hội toàn diện; bảo đảm an toàn cộng đồng và xã hội; bảo vệ môi trường;
c) Bảo đảm tôn trọng sự đa dạng văn hóa, vai trò của cộng đồng chủ thể và tính đặc thù dân tộc, vùng miền. Di sản văn hóa phi vật thể của các cộng đồng khác nhau đều được tôn trọng như nhau;
d) Bảo đảm tôn trọng quyền của các cộng đồng chủ thể trong việc quyết định những yếu tố cần được bảo vệ và phát huy của di sản văn hóa phi vật thể và hình thức, mức độ cần được bảo vệ, phát huy;
đ) Ưu tiên bảo vệ các di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ bị mai một, thất truyền, di sản của cộng đồng các dân tộc sinh sống ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, nhóm dân tộc có khó khăn, đặc thù, di sản có giá trị toàn cộng đồng, xã hội;
e) Ưu tiên quyền quyết định của cộng đồng chủ thể vì sự tồn tại, thực hành lâu dài, liên tục của di sản, phù hợp với ý nghĩa và chức năng của di sản, phù hợp với pháp luật về di sản văn hóa của Việt Nam và văn kiện quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Như vậy, quyền quyết định của cộng đồng chủ thể được ưu tiên trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể vì sự tồn tại, thực hành lâu dài, liên tục của di sản, phù hợp với ý nghĩa và chức năng của di sản, phù hợp với pháp luật về di sản văn hóa của Việt Nam và văn kiện quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Di sản văn hóa phi vật thể
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Di sản văn hóa phi vật thể
Hỏi đáp Pháp luật
Phân loại di sản văn hóa phi vật thể theo TCVN 10382:2014?
Hỏi đáp Pháp luật
Truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể là gì? Quy định về tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tháp Nghinh Phong ở tỉnh nào? Hành vi nào là hành vi gây nguy cơ hủy hoại hoặc làm giảm giá trị di sản văn hóa phi vật thể?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghiên cứu di sản văn hóa phi vật thể là hoạt động như thế nào? Nghiên cứu về di sản văn hóa phi vật thể được thực hiện nhằm mục đích gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 22/8/2024, Lễ hội Chá Mùn của người Thái tỉnh Thanh Hóa trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia?
Hỏi đáp Pháp luật
Sản phẩm và báo cáo về tư liệu hóa di sản văn hóa phi vật thể do cá nhân thực hiện có thể được số hóa không?
Hỏi đáp Pháp luật
Ninh Bình có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là gì? Những hành vi nào được xem là gây nguy cơ hủy hoại di sản văn hóa phi vật thể?
Hỏi đáp Pháp luật
Nguyên tắc phục hồi di sản văn hóa phi vật thể là gì? Phục hồi di sản văn hóa phi vật thể có các loại đề án nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Sửa đổi thủ tục cấp phép nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/6/2024, thời gian kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể là bao lâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Di sản văn hóa phi vật thể
309 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào