Tỉnh Phú Yên có bao nhiêu huyện, thị xã, thành phố? Tỉnh Phú Yên giáp với tỉnh nào?
Tỉnh Phú Yên có bao nhiêu huyện, thị xã, thành phố?
Căn cứ theo Phụ lục 1 Tên các tỉnh, thành phố trong cả nước ban hành kèm theo tên các thành phố, thị xã, huyện (quận) trực thuộc) (xếp theo thứ tự A, B, C...) ban hành kèm theo Quy định 4148-QĐ/VPTW năm 2019 quy định như sau:
Căn cứ theo khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 931/NQ-UBTVQH14 năm 2020 quy định như sau:
Điều 1. Thành lập thị xã Đông Hòa và các phường thuộc thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên
1. Thành lập thị xã Đông Hòa trên cơ sở toàn bộ 265,62 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 119.991 người của huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên.
Thị xã Đông Hòa giáp thành phố Tuy Hòa, huyện Phú Hòa, huyện Tây Hòa; tỉnh Khánh Hòa và Biển Đông.
[...]
Như vậy, tính đến tháng 10/2024, tỉnh Phú Yên có 01 thành phố (thành phố Tuy Hòa), 02 thị xã (gồm thị xã Đông Hòa, Sông Cầu), và 07 huyện (gồm các huyện Tây Hòa, Sơn Hòa, Sông Hinh, Đồng Xuân, Tuy An, Phú Hoà).
Tỉnh Phú Yên có bao nhiêu huyện, thị xã, thành phố? Tỉnh Phú Yên giáp với tỉnh nào? (Hình từ Internet)
Tỉnh Phú Yên giáp với tỉnh nào?
Căn cứ theo Mục 1 Quyết định 1746/QĐ-TTg năm 2023 quy định như sau:
I. PHẠM VI, RANH GIỚI QUY HOẠCH
1. Phần lãnh thổ đất liền:
Phạm vi lập quy hoạch đối với phần lãnh thổ đất liền, bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên tỉnh Phú Yên, quy mô 5.026 km2, gồm 9 đơn vị cấp huyện, được giới hạn như sau:
- Phía Bắc giáp tỉnh Bình Định;
- Phía Đông giáp Biển Đông;
- Phía Nam giáp tỉnh Khánh Hòa;
- Phía Tây giáp tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Gia Lai.
Tỉnh Phú Yên có tọa độ địa lý khoảng từ 12042’36” đến 13041’28” vĩ độ Bắc; 108040’40” đến 109027’47” kinh độ Đông.
2. Phần không gian biển: Được xác định trên cơ sở Luật Biển Việt Nam ngày 21 tháng 6 năm 2012, Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
Theo đó, tỉnh Phú Yên giáp với những tỉnh dưới đây:
- Phía Bắc giáp tỉnh Bình Định.
- Phía Đông giáp Biển Đông.
- Phía Nam giáp tỉnh Khánh Hòa.
- Phía Tây giáp tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Gia Lai.
Các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá phát triển trong kỳ quy hoạch tỉnh Phú Yên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050?
Căn cứ theo Tiểu mục 4 Mục 2 Quyết định 1746/QĐ-TTg năm 2023, các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá phát triển trong kỳ quy hoạch tỉnh Phú Yên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đó là:
- Cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả. Tạo dựng môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, minh bạch, thân thiện, nâng dần vị trí xếp hạng các chỉ số của Tỉnh lên thuộc nhóm tốt của cả nước. Phát triển các nền tảng số, ứng dụng công nghệ số mới vào cải cách thủ tục hành chính, xây dựng đô thị thông minh và từng bước chuyển đổi sang chính quyền số.
- Huy động, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm mọi nguồn lực, nhất là đất đai, tạo đột phá xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, trọng tâm là ưu tiên phát triển:
(1) Hạ tầng giao thông với tuyến đường ven biển, các trục giao thông chính gắn kết với các trung tâm, các đầu mối giao thương lớn của vùng và cả nước; các nút giao thông kết nối với cao tốc Bắc - Nam, tuyến kết nối cảng biển; tuyến quốc lộ kết nối trực tiếp với tỉnh Khánh Hòa, Bình Định và các tỉnh Tây Nguyên (Đắk Lắk, Gia Lai) tạo liên kết phát triển vùng;
(2) Khu kinh tế Nam Phú Yên với hạt nhân là phát triển cảng nước sâu Bãi Gốc và Khu công nghiệp Hòa Tâm nhằm phát huy lợi thế nằm gần đường hàng hải quốc tế để thu hút đầu tư phát triển các dự án luyện kim, lọc, hóa dầu; năng lượng sạch; ...;
(3) Chuỗi đô thị ven biển với trung tâm là thành phố Tuy Hòa mở rộng - cực tăng trưởng của Tỉnh;
(4) Một số cơ sở giáo dục đạt chuẩn quốc tế và y tế chất lượng cao;
(5) Hạ tầng số, tạo nền tảng phát triển chính quyền số, xã hội số.
- Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức dám nghĩ, dám làm, sáng tạo, năng động đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Huy động mạnh mẽ nguồn lực ngoài nhà nước để tập trung phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo. Khơi dậy mạnh mẽ ý chí, khát vọng phát triển và phát huy giá trị, truyền thống, bản sắc văn hóa đặc trưng của Tỉnh trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
- Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao. Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế và các ngành, lĩnh vực gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, ứng dụng khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo. Tích cực, chủ động phối hợp, liên kết phát triển với các tỉnh trong khu vực; xây dựng hình ảnh và quảng bá du lịch cả trong nước và quốc tế; khai thác hiệu quả các tiềm năng du lịch hiện có của địa phương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh ở đâu? Nguyên tắc lập quy hoạch TP Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là gì?
- 24 tiết khí của 4 mùa trong năm 2025? Làm việc vào ngày lễ, tết 2025 được trả lương thế nào?
- 12/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương? 12 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Mẫu thư gửi chú bộ đội ở đảo xa nhân ngày 22/12 năm 2024?
- Các yếu tố cấu thành tội môi giới mại dâm theo pháp luật Hình sự?