Các yếu tố nào cấu thành tội phạm theo quy định của hình sự?
Các yếu tố nào cấu thành tội phạm theo quy định của hình sự?
Trong hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam, tội phạm được xác định thông qua các yếu tố cấu thành tội phạm. Đây là những điều kiện bắt buộc để nhận diện hành vi có bị coi là tội phạm hay không.
Tại khoản 1 Điều 8 Bộ luật Hình sự 2015 quy định tội là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.
Như vậy, các yếu tố cấu thành tội phạm bao gồm:
[1] Mặt khách quan của tội phạm
Mặt khách quan là những biểu hiện bên ngoài của hành vi phạm tội, bao gồm:
- Hành vi nguy hiểm cho xã hội: Hành vi có thể là hành động hoặc không hành động, vi phạm pháp luật và gây hại cho trật tự xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
- Hậu quả nguy hiểm cho xã hội: Là thiệt hại mà hành vi phạm tội gây ra, có thể là thiệt hại vật chất (tài sản, sức khỏe, tính mạng) hoặc phi vật chất (uy tín, danh dự).
[2] Mặt chủ quan của tội phạm
Mặt chủ quan là yếu tố thể hiện thái độ, ý thức của người phạm tội khi thực hiện hành vi. Nó bao gồm:
- Lỗi: Lỗi của người phạm tội có thể là lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý
- Động cơ phạm tội: Là lý do thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi, ví dụ như tham lam, thù hận, lợi ích cá nhân.
- Mục đích phạm tội: Là kết quả mà người phạm tội mong muốn đạt được khi thực hiện hành vi phạm tội, ví dụ giết người để chiếm đoạt tài sản.
[3] Khách thể của tội phạm
Khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ mà hành vi phạm tội xâm phạm đến. Khách thể có thể là:
- Khách thể trực tiếp: Là đối tượng cụ thể bị xâm hại trực tiếp từ hành vi phạm tội, chẳng hạn như tính mạng, sức khỏe, tài sản của người bị hại.
- Khách thể gián tiếp: Là những quyền lợi hoặc trật tự xã hội rộng lớn hơn mà hành vi phạm tội ảnh hưởng gián tiếp, chẳng hạn như an ninh quốc gia, quyền tự do cá nhân.
[2] Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm là cá nhân hoặc pháp nhân thương mại thực hiện hành vi phạm tội. Để trở thành chủ thể của tội phạm, cá nhân cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Năng lực trách nhiệm hình sự: Người phạm tội phải có đủ năng lực hành vi dân sự, tức là có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình.
- Tuổi chịu trách nhiệm hình sự: Người phạm tội phải đạt độ tuổi quy định theo luật
Như vậy, để xác định hành vi nào đó là tội phạm, cần xem xét đồng thời cả bốn yếu tố: khách thể, mặt khách quan, mặt chủ quan và chủ thể. Các yếu tố này liên kết với nhau, tạo nên khung pháp lý để xử lý những hành vi vi phạm luật hình sự.
Các yếu tố nào cấu thành tội phạm theo quy định của hình sự? (Hình từ Internet)
Có các hình phạt nào áp dụng đối với người phạm tội?
Căn cứ Điều 32 Bộ luật Hình sự 2015 quy định các hình phạt đối với người phạm tội:
Điều 32. Các hình phạt đối với người phạm tội
1. Hình phạt chính bao gồm:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền;
c) Cải tạo không giam giữ;
d) Trục xuất;
đ) Tù có thời hạn;
e) Tù chung thân;
g) Tử hình.
[...]
Như vậy, có các hình phạt sau áp dụng đối với người phạm tội:
[1] Hình phạt chính bao gồm:
- Cảnh cáo
- Phạt tiền
- Cải tạo không giam giữ
- Trục xuất
- Tù có thời hạn
- Tù chung thân
- Tử hình
[2] Hình phạt bổ sung bao gồm:
- Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định
- Cấm cư trú
- Quản chế
- Tước một số quyền công dân
- Tịch thu tài sản
- Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính
- Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính
Lưu ý: Đối với mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.
Người dưới 18 tuổi phạm tội có bị tử hình không?
Căn cứ Điều 91 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội:
Điều 91. Nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
[...]
5. Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
6. Tòa án chỉ áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội khi xét thấy các hình phạt và biện pháp giáo dục khác không có tác dụng răn đe, phòng ngừa.
Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người dưới 18 tuổi phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội tương ứng và với thời hạn thích hợp ngắn nhất.
Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
7. Án đã tuyên đối với người chưa đủ 16 tuổi phạm tội, thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.
Theo quy định trên, không áp dụng hình phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Như vậy, người dưới 18 tuổi phạm tội thì không bị tử hình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tội phạm có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Danh mục các đường bay nội địa theo nhóm cự ly bay từ 1000 km đến dưới 1280 km năm 2025?
- Tải toàn bộ Mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu theo Thông tư 23/2024/TT-BKHĐT?