Luật Kiểm toán nhà nước mới nhất 2024 và các văn bản hướng dẫn?
Luật Kiểm toán nhà nước mới nhất 2024 và các văn bản hướng dẫn?
Ngày 24/6/2024, Quốc hội thông qua Luật Kiểm toán nhà nước 2015. Tính đến thời điểm hiện nay (tháng 10/2024), Luật Kiểm toán nhà nước 2015 là Luật Kiểm toán nhà nước mới nhất 2024 và đang có hiệu lực thi hành.
Luật Kiểm toán nhà nước 2015 đã được sửa đổi bởi Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi 2019. Luật Kiểm toán nhà nước 2015 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của Kiểm toán nhà nước; nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng Kiểm toán nhà nước; nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm toán viên nhà nước; quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đối với hoạt động kiểm toán nhà nước.
Dưới đây là các văn bản hướng dẫn Luật Kiểm toán nhà nước:
[1] Quyết định 03/2019/QĐ-KTNN quy định về trách nhiệm gửi báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách, dự toán kinh phí của các đơn vị được kiểm toán do Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành
[2] Nghị quyết 325/2016/UBTVQH14 quy định về chế độ đối với cán bộ, công chức của Kiểm toán Nhà nước do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
[3] Quyết định 05/2016/QĐ-KTNN Quy định về mẫu thẻ và việc quản lý, sử dụng thẻ Kiểm toán viên nhà nước do Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành.
Trên đây là một số văn bản hướng dẫn Luật Kiểm toán nhà nước còn hiệu lực thi hành
Luật Kiểm toán nhà nước mới nhất 2024 và các văn bản hướng dẫn? (Hình từ Internet)
Báo cáo kiểm toán có giá trị pháp lý như thế nào?
Tại Điều 7 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 có quy định về giá trị của báo cáo kiểm toán như sau:
- Báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước sau khi phát hành và công khai có giá trị bắt buộc phải thực hiện đối với đơn vị được kiểm toán về sai phạm trong việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công.
- Báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước là căn cứ để:
+ Quốc hội sử dụng trong quá trình xem xét, quyết định và giám sát việc thực hiện: mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội dài hạn và hằng năm của đất nước; chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia; chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế; quyết định phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ chính phủ; dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước;
+ Chính phủ, cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức, cơ quan khác của Nhà nước sử dụng trong công tác quản lý, điều hành và thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của mình;
+ Hội đồng nhân dân sử dụng trong quá trình xem xét, quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương; phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương; giám sát việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của mình;
+ Đơn vị được kiểm toán thực hiện quyền khiếu nại.
Tổng hợp các hành vi cấm trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước?
Tại Điều 8 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước:
[1] Nghiêm cấm các hành vi sau đây đối với Kiểm toán nhà nước, Kiểm toán viên nhà nước và cộng tác viên Kiểm toán nhà nước:
- Sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đơn vị được kiểm toán;
- Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động bình thường của đơn vị được kiểm toán;
- Đưa, nhận, môi giới hối lộ;
- Báo cáo sai lệch, không đầy đủ kết quả kiểm toán;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi;
- Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp của đơn vị được kiểm toán;
- Tiết lộ thông tin về tình hình và kết quả kiểm toán chưa được công bố chính thức.
[2] Nghiêm cấm các hành vi sau đây đối với đơn vị được kiểm toán và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán:
- Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho cuộc kiểm toán theo yêu cầu của Kiểm toán nhà nước và Kiểm toán viên nhà nước;
- Cản trở công việc của Kiểm toán nhà nước và Kiểm toán viên nhà nước;
- Báo cáo sai lệch, không trung thực, không đầy đủ, kịp thời hoặc thiếu khách quan thông tin liên quan đến cuộc kiểm toán của Kiểm toán nhà nước;
- Mua chuộc, đưa hối lộ cho Kiểm toán viên nhà nước và cộng tác viên Kiểm toán nhà nước;
- Che giấu các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính công, tài sản công.
[3] Nghiêm cấm mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kiểm toán, kết quả kiểm toán của Kiểm toán nhà nước và Kiểm toán viên nhà nước, cộng tác viên Kiểm toán nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh ở đâu? Nguyên tắc lập quy hoạch TP Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là gì?
- 24 tiết khí của 4 mùa trong năm 2025? Làm việc vào ngày lễ, tết 2025 được trả lương thế nào?
- 12/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương? 12 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Mẫu thư gửi chú bộ đội ở đảo xa nhân ngày 22/12 năm 2024?
- Các yếu tố cấu thành tội môi giới mại dâm theo pháp luật Hình sự?