Tiêu chuẩn, điều kiện đối với Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tài chính vi mô cần đáp ứng là gì?
Tiêu chuẩn, điều kiện đối với Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tài chính vi mô cần đáp ứng là gì?
Căn cứ theo Điều 15 Thông tư 33/2024/TT-NHNN quy định về tiêu chuẩn, điều kiện đối với Tổng giám đốc (Giám đốc) như sau:
Điều 15. Tiêu chuẩn, điều kiện đối với Tổng giám đốc (Giám đốc)
Tổng giám đốc (Giám đốc) phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:
1. Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 42 và Điều 43 Luật Các tổ chức tín dụng.
2. Không phải là người đang quản lý, điều hành của chương trình, dự án tài chính vi mô; của tổ chức phi chính phủ đang thực hiện chương trình, dự án tài chính vi mô.
3. Có đạo đức nghề nghiệp.
4. Có trình độ từ đại học trở lên về một trong các ngành kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, ngân hàng, quản trị kinh doanh, luật.
5. Có ít nhất 02 năm kinh nghiệm là người điều hành của tổ chức tín dụng hoặc ít nhất 02 năm làm Tổng giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu tối thiểu bằng mức vốn pháp định của tổ chức tài chính vi mô theo quy định của pháp luật hoặc có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc ở vị trí quản lý (từ Trưởng bộ phận trở lên) trong lĩnh vực tài chính vi mô hoặc có ít nhất 05 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính (bao gồm cả lĩnh vực tài chính vi mô), ngân hàng, kế toán, kiểm toán.
6. Cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.
Như vậy, tiêu chuẩn, điều kiện đối với Tổng giám đốc (Giám đốc) cần đáp ứng đủ cụ thể như sau
- Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 42 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 và Điều 43 Luật Các tổ chức tín dụng 2024.
- Không phải là người đang quản lý, điều hành của chương trình, dự án tài chính vi mô; của tổ chức phi chính phủ đang thực hiện chương trình, dự án tài chính vi mô.
- Có đạo đức nghề nghiệp.
- Có trình độ từ đại học trở lên về một trong các ngành kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, ngân hàng, quản trị kinh doanh, luật.
- Có ít nhất 02 năm kinh nghiệm là
+ Người điều hành của tổ chức tín dụng;
+ Ít nhất 02 năm làm Tổng giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu tối thiểu bằng mức vốn pháp định của tổ chức tài chính vi mô theo quy định của pháp luật;
+ Có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc ở vị trí quản lý (từ Trưởng bộ phận trở lên) trong lĩnh vực tài chính vi mô;
+ Có ít nhất 05 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính (bao gồm cả lĩnh vực tài chính vi mô), ngân hàng, kế toán, kiểm toán.
- Cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.
Tiêu chuẩn, điều kiện đối với Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tài chính vi mô cần đáp ứng là gì? (Hình từ Internet)
Tên, trụ sở chính của tổ chức tài chính vi mô phải đảm bảo những điều kiện gì về mặt hình thức pháp lý?
Căn cứ theo Điều 11 Thông tư 33/2024/TT-NHNN quy định về tên, trụ sở chính của tổ chức tài chính vi mô phải đảm bảo những điều kiện gì về mặt hình thức pháp lý cụ thể như sau:
(1) Tên của tổ chức tài chính vi mô phải đảm bảo phù hợp với quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020 và các quy định của pháp luật có liên quan. Tên của tổ chức tài chính vi mô được đặt phù hợp với hình thức pháp lý, loại hình tương ứng như sau:
- Tổ chức tài chính vi mô trách nhiệm hữu hạn một thành viên và tên riêng;
- Tổ chức tài chính vi mô trách nhiệm hữu hạn và tên riêng.
(2) Trụ sở chính của tổ chức tài chính vi mô phải đáp ứng các quy định về trụ sở chính của doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và các điều kiện sau:
- Là nơi làm việc của Hội đồng thành viên, Ban điều hành, được ghi trong Giấy phép theo quy định của pháp luật và được thực hiện giao dịch với khách hàng;
- Phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm tên tòa nhà, số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có);
- Tổ chức tài chính vi mô có quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp;
- Đảm bảo thuận tiện giao dịch với khách hàng và có kho tiền đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
- Đảm bảo an toàn tài sản và phù hợp với yêu cầu hoạt động của tổ chức tài chính vi mô;
- Có hệ thống công nghệ thông tin kết nối giữa trụ sở chính với chi nhánh, phòng giao dịch, giữa chi nhánh quản lý với phòng giao dịch đảm bảo an toàn, bảo mật và yêu cầu báo cáo, thống kê.
Thời hạn hoạt động của tổ chức tài chính vi mô là mấy năm?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 26 Thông tư 33/2024/TT-NHNN quy định về thời hạn hoạt động và địa bàn hoạt động như sau:
Điều 26. Thời hạn hoạt động và địa bàn hoạt động
1. Thời hạn hoạt động của tổ chức tài chính vi mô được ghi trong Giấy phép tối đa không quá 50 năm.
2. Địa bàn hoạt động của tổ chức tài chính vi mô được quy định trong Giấy phép.
3. Tổ chức tài chính vi mô thực hiện mở rộng mạng lưới hoạt động ra ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở chính theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về mạng lưới hoạt động của tổ chức tài chính vi mô.
Như vậy, theo quy định, thời hạn hoạt động của tổ chức tài chính vi mô được ghi trong Giấy phép tối đa không quá 50 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Tăng lương hưu cán bộ công chức viên chức thêm được bao nhiêu tiền? Đã chốt tăng lương hưu 2025 của CBCC viên chức chưa?
- Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh 2024 cập nhật mới nhất? Cá độ bóng đá giải Ngoại hạng anh bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Cấm xuất khẩu là gì? Áp dụng biện pháp cấm xuất khẩu trong trường hợp nào?
- Thuế suất thuế TNDN 20% trong thời hạn 10 năm áp dụng đối với doanh nghiệp nào?