Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động của tổ chức tài chính vi mô 2024 là bao nhiêu?
Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động của tổ chức tài chính vi mô 2024 là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 33/2024/TT-NHNN quy định về lệ phí cấp Giấy phép của tổ chức tài chính vi mô được quy định như sau:
Điều 5. Lệ phí cấp Giấy phép
1. Mức lệ phí cấp Giấy phép đối với tổ chức tài chính vi mô được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được cấp Giấy phép, tổ chức tài chính vi mô phải nộp lệ phí tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước. Hình thức nộp lệ phí thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí, hình thức, thời hạn thu, nộp, kê khai các khoản phí, lệ phí.
3. Khoản lệ phí quy định tại khoản 1 Điều này không được khấu trừ vào vốn điều lệ và không được hoàn lại trong mọi trường hợp.
Đồng thời, tại điểm c khoản 1 Điều 4 Thông tư 150/2016/TT-BTC quy định về lệ phí cấp giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân như sau:
- Cấp lần đầu: 200.000 đồng/giấy
- Cấp đổi, bổ sung, gia hạn: 100.000 đồng/giấy
Như vậy, lệ phí cấp Giấy phép hoạt động của tổ chức tài chính vi mô như sau:
- Mức lệ phí cấp Giấy phép đối với tổ chức tài chính vi mô được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí, cụ thể:
+ Cấp lần đầu: 200.000 đồng/giấy
+ Cấp đổi, bổ sung, gia hạn: 100.000 đồng/giấy
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được cấp Giấy phép, tổ chức tài chính vi mô phải nộp lệ phí tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước. Hình thức nộp lệ phí thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí, hình thức, thời hạn thu, nộp, kê khai các khoản phí, lệ phí.
- Khoản lệ phí quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 33/2024/TT-NHNN, không được khấu trừ vào vốn điều lệ và không được hoàn lại trong mọi trường hợp.
Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động của tổ chức tài chính vi mô 2024 là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Tổ chức tài chính vi mô được thực hiện các hoạt động huy động vốn nào?
Tại khoản 1 Điều 24 Thông tư 33/2024/TT-NHNN quy định về nội dung hoạt động như sau:
Điều 24. Nội dung hoạt động
1. Tổ chức tài chính vi mô được thực hiện các hoạt động huy động vốn sau:
a) Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam dưới các hình thức sau đây:
(i) Tiết kiệm bắt buộc;
(ii) Tiền gửi của tổ chức, cá nhân bao gồm cả tiền gửi tự nguyện của khách hàng tài chính vi mô, trừ tiền gửi nhằm mục đích thanh toán;
b) Vay, nhận tiền gửi với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
c) Vay nước ngoài theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức tài chính vi mô được gửi tiền tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
3. Tổ chức tài chính vi mô chỉ được thực hiện cho vay bằng đồng Việt Nam đối với các khách hàng tài chính vi mô để sử dụng vào các hoạt động tạo thu nhập và cải thiện điều kiện sống. Tổ chức tài chính vi mô không được cho vay khách hàng để mua, đầu tư chứng khoán.
Khoản cho vay của tổ chức tài chính vi mô có thể được bảo đảm bằng tiết kiệm bắt buộc, bảo lãnh của nhóm khách hàng tiết kiệm và vay vốn (sau đây gọi là tổ vay vốn) theo quy định của tổ chức tài chính vi mô.
Việc cho vay của tổ chức tài chính vi mô đối với hộ nghèo, cận nghèo, hộ gia đình có thu nhập thấp được thực hiện thông qua người đại diện của hộ gia đình. Người đại diện của hộ gia đình là thành viên của hộ gia đình và phải được các thành viên của hộ gia đình ủy quyền đại diện bằng văn bản theo quy định của pháp luật.
[...]
Như vậy, tổ chức tài chính vi mô được thực hiện các hoạt động huy động vốn sau:
- Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam dưới các hình thức sau đây:
+ Tiết kiệm bắt buộc;
+ Tiền gửi của tổ chức, cá nhân bao gồm cả tiền gửi tự nguyện của khách hàng tài chính vi mô, trừ tiền gửi nhằm mục đích thanh toán;
- Vay, nhận tiền gửi với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
- Vay nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Thời hạn hoạt động của tổ chức tài chính vi mô được ghi trong Giấy phép tối đa không quá bao nhiêu năm?
Căn cứ khoản 1 Điều 26 Thông tư 33/2024/TT-NHNN quy định về thời hạn hoạt động và địa bàn hoạt động như sau:
Điều 26. Thời hạn hoạt động và địa bàn hoạt động
1. Thời hạn hoạt động của tổ chức tài chính vi mô được ghi trong Giấy phép tối đa không quá 50 năm.
2. Địa bàn hoạt động của tổ chức tài chính vi mô được quy định trong Giấy phép.
3. Tổ chức tài chính vi mô thực hiện mở rộng mạng lưới hoạt động ra ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở chính theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về mạng lưới hoạt động của tổ chức tài chính vi mô.
Theo đó, thời hạn hoạt động của tổ chức tài chính vi mô được ghi trong Giấy phép tối đa không quá 50 năm theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ ngày 1/1/2025, Trung tâm Y tế huyện sẽ có 20 khoa chuyên môn?
- Tăng lương hưu 2025 lên bao nhiêu phần trăm?
- Cẩm nang Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến cung cấp mấy nhóm kỹ năng chính?
- Hướng phấn đấu trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam mới nhất năm 2024?
- Đáp án Bài tự luận cuộc thi An toàn giao thông nụ cười ngày mai cấp THCS năm 2024?