Cấm xuất khẩu là gì? Áp dụng biện pháp cấm xuất khẩu trong trường hợp nào?

Cấm xuất khẩu là gì? Áp dụng biện pháp cấm xuất khẩu trong trường hợp nào?Người có hành vi xuất khẩu hàng hóa thuộc danh mục cấm xuất khẩu thì bị phạt bao nhiêu?

Cấm xuất khẩu là gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Luật Quản lý ngoại thương 2017, quy định về biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu như sau:

Điều 8. Biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu
1. Cấm xuất khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định không được đưa hàng hóa từ nội địa vào khu vực hải quan riêng hoặc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
2. Cấm nhập khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định không được đưa hàng hóa từ khu vực hải quan riêng vào nội địa hoặc từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam.

Theo đó, cấm xuất khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định không được đưa hàng hóa từ nội địa vào khu vực hải quan riêng hoặc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Cấm nhập khẩu là gì? Áp dụng biện pháp cấm xuất khẩu trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Áp dụng biện pháp cấm xuất khẩu trong trường hợp nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về áp dụng biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu như sau:

Điều 9. Áp dụng biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu
1. Áp dụng biện pháp cấm xuất khẩu khi hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Liên quan đến quốc phòng, an ninh chưa được phép xuất khẩu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Bảo vệ di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa;
c) Theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Áp dụng biện pháp cấm nhập khẩu khi hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Liên quan đến quốc phòng, an ninh chưa được phép nhập khẩu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Gây nguy hại đến sức khỏe, an toàn của người tiêu dùng;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục;
d) Gây nguy hại đến môi trường, đa dạng sinh học, có nguy cơ cao mang theo sinh vật gây hại, đe dọa an ninh lương thực, nền sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
đ) Theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Như vậy ,áp dụng biện pháp cấm xuất khẩu trong trường hợp sau:

- Liên quan đến quốc phòng, an ninh chưa được phép xuất khẩu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Bảo vệ di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa;

- Theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Người có hành vi xuất khẩu hàng hóa thuộc danh mục cấm xuất khẩu thì bị phạt bao nhiêu?

Căn cứ theo Điều 36 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, thì người có hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục cấm xuất khẩu hoặc cấm nhập khẩu thì bị phạt như sau:

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 20.000.000 đồng;

- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;

- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

- Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ngoài ra, người có hành vi vi phạm bị tịch thu tang vật. Trừ các trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.

* Biện pháp khắc phục hậu quả:

- Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường;

Trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b khoản 3 Điều 36 Nghị định 98/2020/NĐ-CP;

- Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hóa vi phạm;

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm;

Lưu ý: Mức phạt tiền trên là mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm sẽ bị phạt gấp 2 lần so với cá nhân (theo khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP)

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Xuất nhập khẩu
Nguyễn Tuấn Kiệt
214 lượt xem
Xuất nhập khẩu
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Xuất nhập khẩu
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 18/02/2025, ngừng miễn thuế hàng hóa nhập khẩu giá trị nhỏ gửi qua chuyển phát nhanh?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu số 01 bảng kê gỗ nhập khẩu mới nhất và cách ghi?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan hải quan ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tạm ngừng nhập khẩu là gì? Áp dụng biện pháp tạm ngừng nhập khẩu trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cấm xuất khẩu là gì? Áp dụng biện pháp cấm xuất khẩu trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hàng hóa cấm nhập khẩu được nhập khẩu trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu gồm những giấy tờ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu Việt Nam mới nhất theo Thông tư 31?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Nghị định 144/2024/NĐ-CP sửa đổi Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Xuất nhập khẩu có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào