Tạm ngừng nhập khẩu là gì? Áp dụng biện pháp tạm ngừng nhập khẩu trong trường hợp nào?

Tạm ngừng nhập khẩu là gì? Áp dụng biện pháp tạm ngừng nhập khẩu trong trường hợp nào?

Tạm ngừng nhập khẩu là gì?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 11 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về biện pháp tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu như sau:

Điều 11. Biện pháp tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu
1. Tạm ngừng xuất khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định không được đưa hàng hóa từ nội địa vào khu vực hải quan riêng hoặc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trong một khoảng thời gian nhất định.
2. Tạm ngừng nhập khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định không được đưa hàng hóa từ khu vực hải quan riêng vào nội địa hoặc từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam trong một khoảng thời gian nhất định.

Theo đó, tạm ngừng nhập khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định không được đưa hàng hóa từ khu vực hải quan riêng vào nội địa hoặc từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam trong một khoảng thời gian nhất định.

Tạm ngừng nhập khẩu là gì? Áp dụng biện pháp tạm ngừng nhập khẩu trong trường hợp nào?

Tạm ngừng nhập khẩu là gì? Áp dụng biện pháp tạm ngừng nhập khẩu trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Áp dụng biện pháp tạm ngừng nhập khẩu trong trường hợp nào?

Căn cứ theo Điều 12 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về áp dụng biện pháp tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu như sau:

Điều 12. Áp dụng biện pháp tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu
1. Áp dụng biện pháp tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu khi hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Hàng hóa thuộc trường hợp phải áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp trong quản lý ngoại thương quy định tại Chương V của Luật này;
b) Hàng hóa thuộc trường hợp quy định tại Điều 9 của Luật này nhưng chưa có trong Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu.
2. Biện pháp tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu bị bãi bỏ khi hết thời hạn tạm ngừng hoặc hàng hóa không còn thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.

Theo đó, áp dụng biện pháp tạm ngừng nhập khẩu trong trường hợp sau:

- Hàng hóa thuộc trường hợp phải áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp trong quản lý ngoại thương quy định tại Chương 5 Luật Quản lý ngoại thương 2017

- Hàng hóa thuộc trường hợp quy định tại Điều 9 Luật Quản lý ngoại thương 2017 nhưng chưa có trong Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu.

Lưu ý, biện pháp tạm ngừng nhập khẩu bị bãi bỏ khi hết thời hạn tạm ngừng hoặc hàng hóa không còn thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật Quản lý ngoại thương 2017

Người có hành vi nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa tạm ngừng nhập khẩu mà không được phép bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thì bị phạt bao nhiêu?

Căn cứ theo Điều 37 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, thì người có hành vi nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa tạm ngừng nhập khẩu mà không được phép bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thì bị phạt như sau:

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 20.000.000 đồng;

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;

- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

- Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên nếu không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ngoài ra, người có hành vi vi phạm trên còn bị tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả

* Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hóa vi phạm đối với hành vi vi phạm.

Lưu ý: Mức phạt tiền trên là mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm sẽ bị phạt gấp 2 lần so với cá nhân (theo khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP)

Xuất nhập khẩu
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Xuất nhập khẩu
Hỏi đáp Pháp luật
Tạm ngừng nhập khẩu là gì? Áp dụng biện pháp tạm ngừng nhập khẩu trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cấm xuất khẩu là gì? Áp dụng biện pháp cấm xuất khẩu trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hàng hóa cấm nhập khẩu được nhập khẩu trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu gồm những giấy tờ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu Việt Nam mới nhất theo Thông tư 31?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Nghị định 144/2024/NĐ-CP sửa đổi Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi?
Hỏi đáp pháp luật
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có quyền xuất khẩu không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tỷ giá tính thuế xuất nhập khẩu là tỷ giá nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tái nhập hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị trả lại bao gồm những hình thức nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hàng hóa nhập khẩu để lắp đặt thiết bị cho doanh nghiệp chế xuất có thuộc đối tượng chịu thuế GTGT không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Xuất nhập khẩu
Nguyễn Tuấn Kiệt
42 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào