Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật về hụi và các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản tỉnh Trà Vinh năm 2024?

Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật về hụi và các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản tỉnh Trà Vinh năm 2024? Chơi hụi là gì? Thành viên chơi hụi phải từ bao nhiêu tuổi?

Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật về hụi và các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản tỉnh Trà Vinh năm 2024?

Ban tổ chức cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về hụi và các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản” ký ban hành Quyết định số 112/QĐ-BTCCT Ban hành Thể lệ Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về hụi và các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản” Tải về

Cuộc thi bắt đầu từ 07 giờ, ngày 22/10/2024 đến 15 giờ, ngày 05/11/2024.

Cuộc thi được tổ chức theo hình thức trực tuyến tại địa chỉ: https://thitimhieuphapluat.travinh.gov.vn

Dưới đây là đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật về hụi và các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản tỉnh Trà Vinh năm 2024:

Câu hỏi 1: Theo quy định của pháp luật, hình thức thỏa thuận về dây hụi được quy định như thế nào?

Thỏa thuận về dây hụi được thể hiện bằng văn bản. Văn bản thỏa thuận về dây hụi được công chứng, chứng thực nếu những người tham gia dây hụi yêu cầu.

Câu hỏi 2: Theo quy định của pháp luật, khi tổ chức góp hụi phải lập và giữ sổ hụi như thế nào?

Chủ hụi phải lập và giữ sổ hụi, trừ trường hợp có thỏa thuận về việc một thành viên lập và giữ sổ hụi. Trường hợp dây hụi không có chủ hụi thì các thành viên thỏa thuận giao cho một thành viên lập và giữ sổ hụi.

Câu hỏi 3: Hành vi không thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú về việc tổ chức từ hai dây họ trở lên; dây hụi có giá trị các phần hụi tại một kỳ mở hụi từ 100.000.000 đồng trở lên thì bị xử phạt như thế nào theo quy định pháp luật?

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

Câu hỏi 4: Dây hụi chấm dứt trong trường hợp nào sau đây?

Cả 03 đáp án trên đều đúng.

Câu hỏi 5: Theo Nghị định số 19/2019/NĐ-CP, nghĩa vụ của thành viên tham gia dây hụi được quy định thế nào sau đây?

Tiếp tục góp các phần hụi để các thành viên khác được lĩnh hụi cho đến khi thành viên cuối cùng lĩnh hụi trong trường hợp đã lĩnh hụi trước thành viên khác.

Câu hỏi 6: Trường hợp đến kỳ mở hụi mà có thành viên không góp phần hụi hoặc góp phần hụi không đầy đủ thì thành viên đó có trách nhiệm gì đối với chủ hụi?

Cả 02 đáp án trên đều đúng.

Câu hỏi 7: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi vi phạm nào về hụi dưới đây?

Lợi dụng việc tổ chức hụi để cho vay lãi nặng mà lãi suất cho vay vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự;

Câu hỏi 8: Trách nhiệm tiếp nhận, thống kê thông tin về hụi theo quy định của pháp luật thuộc về cơ quan, đơn vị nào?

Ủy ban nhân dân cấp xã.

Câu hỏi 9: Theo Nghị định số 19/2019/NĐ-CP có những loại hụi nào sau đây?

Hụi không có lãi; Hụi có lãi; Hụi hưởng hoa hồng.

Câu hỏi 10: Văn bản thỏa thuận dây hụi có những nội dung chủ yếu nào sau đây?

Tất cả đều đúng.

Câu hỏi 11: Phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thuộc một trong các trường hợp nào sau đây thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm?

Cả 02 đáp án trên đều đúng.

Câu hỏi 12: “Trong một kỳ mở hụi mà có nhiều thành viên cùng trả một mức lãi và mức lãi đó là mức lãi cao nhất thì những người này bốc thăm để xác định thành viên lĩnh hụi, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

Đúng.

Câu hỏi 13: Theo quy định của Bộ Luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017), tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thuộc một trong các trường hợp nào sau đây thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm?

Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

Câu hỏi 14: Theo quy định của pháp luật, hành vi không cho các thành viên xem, sao chụp sổ hụi và cung cấp các thông tin liên quan đến dây hụi khi có yêu cầu bị xử phạt như thế nào?

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

Câu hỏi 15: Theo Nghị định số 19/2019/NĐ-CP có những loại hụi nào sau đây?

Hụi có lãi; Hụi hưởng hoa hồng.

Hụi không có lãi.

Câu hỏi 16: Cô B năm nay 17 tuổi và có nhiều tài sản riêng, theo quy định của pháp luật, cô B có được tổ chức, quản lý dây hụi và làm chủ hụi hay không?

Không

Câu hỏi 17: Pháp luật quy định như thế nào về điều kiện của người làm chủ hụi?

Chủ hụi là người từ đủ mười tám tuổi trở lên và không thuộc trường hợp mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật dân sự.

Câu hỏi 18: Bà B tổ chức dây hụi với 20 hụi viên, khi các thành viên yêu cầu bà cung cấp sổ hụi thì bà trả lời là “Tôi không lập sổ hụi”. Như vậy, theo quy định của pháp luật, hành vi “không lập sổ hụi” của bà B có vi phạm pháp luật hay không? Nếu có vi phạm thì bị xử lý như thế nào?

Hành vi “không lập sổ hụi” của bà B vi phạm pháp luật và mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Câu hỏi 19: Theo Nghị định số 19/2019/NĐ-CP quy định trách nhiệm của thành viên không góp phần hụi như thế nào sau đây?

Hoàn trả số tiền mà chủ hụi đã góp thay cho thành viên.

Câu hỏi 20: Thành viên trong hụi không có lãi có các quyền nào sau đây?

Tất cả đều đúng.

* Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật về hụi và các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản tỉnh Trà Vinh năm 2024 chỉ mang tính chất tham khảo!

Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật về hụi và các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản tỉnh Trà Vinh năm 2024?

Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật về hụi và các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản tỉnh Trà Vinh năm 2024? (Hình từ Internet)

Chơi hụi là gì?

Căn cứ Điều 471 Bộ luật Dân sự 2015 quy định họ, hụi, biêu, phường:

Điều 471. Họ, hụi, biêu, phường
1. Họ, hụi, biêu, phường (sau đây gọi chung là họ) là hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thỏa thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên.
2. Việc tổ chức họ nhằm mục đích tương trợ trong nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp việc tổ chức họ có lãi thì mức lãi suất phải tuân theo quy định của Bộ luật này.
4. Nghiêm cấm việc tổ chức họ dưới hình thức cho vay nặng lãi.

Theo quy định trên, chơi hụi là hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thỏa thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh hụi và quyền, nghĩa vụ của các thành viên.

Thành viên chơi hụi phải từ bao nhiêu tuổi?

Căn cứ Điều 5 Nghị định 19/2019/NĐ-CP quy định điều kiện làm thành viên:

Điều 5. Điều kiện làm thành viên
1. Thành viên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên và không thuộc trường hợp mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định tại Bộ luật dân sự.
Người từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi nếu có tài sản riêng có thể là thành viên của dây họ, trường hợp sử dụng tài sản riêng là bất động sản, động sản phải đăng ký để tham gia dây họ thì phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
2. Điều kiện khác theo thỏa thuận của những người tham gia dây họ.

Theo quy định trên, người từ đủ 18 tuổi trở lên và không thuộc trường hợp mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì được chơi hụi.

Trường hợp người từ đủ 15 tuổi nếu có tài sản riêng có thể chơi hụi, trường hợp sử dụng tài sản riêng là bất động sản, động sản phải đăng ký để tham gia chơi hụi thì phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật về hụi và các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản tỉnh Trà Vinh năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
04 cách giải quyết khi nhận cuộc gọi lừa đảo Con bị tai nạn theo hướng dẫn của Công an?
Hỏi đáp Pháp luật
Làm gì khi bị lừa đảo qua mạng? Hành vi lừa đảo qua mạng bị xử phạt hành chính bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Trình báo lừa đảo qua mạng ở đâu? Lừa đảo qua mạng đi tù bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Thế nào là lừa đảo qua mạng? Lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Việt Nam chịu hình phạt như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Các yếu tố nào cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo pháp luật hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Cảnh báo 7 hình thức lừa đảo chiếm đoạt tài sản trực tuyến phổ biến hiện nay cần chú ý?
Hỏi đáp Pháp luật
Giả mạo tổ chức trại hè để lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị xử lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có tử hình không? Người đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì có bị truy cứu không?
Hỏi đáp Pháp luật
Bị lừa chuyển tiền qua tài khoản có lấy lại được không? Người lừa đảo chuyển tiền qua tài khoản sẽ bị phạt bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Phan Vũ Hiền Mai
627 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào