Xử lý hình sự cá nhân buôn bán thực phẩm kém chất lượng theo Chỉ thị 38/CT-TTg 2024?
Xử lý hình sự cá nhân buôn bán thực phẩm kém chất lượng theo Chỉ thị 38/CT-TTg 2024?
Ngày 11/10/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 38/CT-TTg 2024 về tăng cường phòng ngừa ngộ độc thực phẩm.
Theo đó, ngày 11/10, Thủ tướng có chỉ thị yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, trong đó yêu cầu đẩy mạnh việc xử lý hình sự đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng.
Nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công An:
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương thực hiện đầy đủ trách nhiệm phối hợp với Bộ Y tế trong điều tra nguyên nhân; chủ trị trong việc truy xuất nguồn gốc và xử lý thực phẩm gây ngộ độc; thường xuyên giám sát các mối nguy và nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm do hóa chất bảo vệ thực vật, methanol trong rượu..; đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm đối với các nhóm sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý,
3. Bộ Công an tăng cường công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm; đẩy mạnh việc xử lý hình sự đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng, nhất là hoạt động nhập lậu, sản xuất, tàng trữ, buôn bán các loại thực phẩm giả, kém chất lượng theo quy định pháp luật.
4. Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam các cơ quan báo chí đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biển, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm, nhận diện và phòng ngừa nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm.
[...]
Như vậy, trong chỉ thị, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công an tăng cường công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Đồng thời, Bộ cần đẩy mạnh việc xử lý hình sự đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng, nhất là hoạt động nhập lậu, sản xuất, tàng trữ, buôn bán các loại thực phẩm giả, kém chất lượng theo quy định pháp luật.
Thực phẩm gây ngộ độc sẽ bị tiêu hủy như thế nào?
Căn cứ theo Điều 13 Quy định về lấy mẫu thực phẩm và bệnh phẩm khi xảy ra ngộ độc thực phẩm ban hành kèm theo Quyết định 5327/2003/QĐ-BYT quy định về thu hồi và tiêu hủy thực phẩm gây ngộ độc như sau:
Điều 13. Thu hồi và tiêu huỷ thực phẩm gây ngộ độc
1. Thực phẩm bị thu hồi phải được niêm phong, giữ ở những nơi riêng biệt và chỉ được phép chuyển mục đích sử dụng hoặc tiêu hủy khi có quyết định xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Cơ sở có thực phẩm ngộ độc phải chịu mọi chi phí cho việc tiêu hủy hoặc xử lý, chuyển mục đích sử dụng thực phẩm theo quy định của pháp luật.
Theo đó, thực phẩm gây ngộ độc sẽ được thu hồi và niêm phong , giữ ở những nơi riêng biệt và chỉ được tiêu hủy khi có quyết định xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Các hành vi nào bị cấm về an toàn thực phẩm?
Căn cứ Điều 5 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định những hành vi bị cấm về an toàn thực phẩm, bao gồm:
- Sử dụng nguyên liệu không thuộc loại dùng cho thực phẩm để chế biến thực phẩm
- Sử dụng nguyên liệu thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc không bảo đảm an toàn để sản xuất, chế biến thực phẩm
- Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc trong danh mục được phép sử dụng nhưng vượt quá giới hạn cho phép; sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc, hóa chất bị cấm sử dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm
- Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân, bị tiêu hủy để sản xuất, kinh doanh thực phẩm
- Sản xuất, kinh doanh:
+ Thực phẩm vi phạm quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa
+ Thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng
+ Thực phẩm bị biến chất
+ Thực phẩm có chứa chất độc hại hoặc nhiễm chất độc, tác nhân gây ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép
+ Thực phẩm có bao gói, đồ chứa đựng không bảo đảm an toàn hoặc bị vỡ, rách, biến dạng trong quá trình vận chuyển gây ô nhiễm thực phẩm
+ Thịt hoặc sản phẩm được chế biến từ thịt chưa qua kiểm tra thú y hoặc đã qua kiểm tra nhưng không đạt yêu cầu
+ Thực phẩm không được phép sản xuất, kinh doanh để phòng, chống dịch bệnh
+ Thực phẩm chưa được đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp thực phẩm đó thuộc diện phải được đăng ký bản công bố hợp quy
+ Thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc quá thời hạn sử dụng
- Sử dụng phương tiện gây ô nhiễm thực phẩm, phương tiện đã vận chuyển chất độc hại chưa được tẩy rửa sạch để vận chuyển nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm
- Cung cấp sai hoặc giả mạo kết quả kiểm nghiệm thực phẩm
- Che dấu, làm sai lệch, xóa bỏ hiện trường, bằng chứng về sự cố an toàn thực phẩm hoặc các hành vi cố ý khác cản trở việc phát hiện, khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm
- Người mắc bệnh truyền nhiễm tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm
- Sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại cơ sở không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật
- Quảng cáo thực phẩm sai sự thật, gây nhầm lẫn đối với người tiêu dùng
- Đăng tải, công bố thông tin sai lệch về an toàn thực phẩm gây bức xúc cho xã hội hoặc thiệt hại cho sản xuất, kinh doanh
- Sử dụng trái phép lòng đường, vỉa hè, hành lang, sân chung, lối đi chung, diện tích phụ chung để chế biến, sản xuất, kinh doanh thức ăn đường phố
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?