Các chức danh lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiện nay?
- Các chức danh lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiện nay?
- Từ ngày 01/01/2025, lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có thuộc đối tượng cảnh vệ?
- Biện pháp cảnh vệ đối với người giữ chức vụ, chức danh lãnh đạo chủ chốt, lãnh đạo cấp cao từ ngày 01/01/2025 như thế nào?
Các chức danh lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiện nay?
Tại STT 2 Nhóm 1 Bảng danh mục chức danh, chức vụ lãnh đạo và tương đương của hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở ban hành kèm theo Kết luận 35-KL/TW năm 2022 có quy định về các chức danh lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiện nay bao gồm:
- Thường trực Ban Bí thư.
- Ủy viên Bộ Chính trị.
- Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Chánh án Toà án nhân dân tối cao;
- Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Phó Chủ tịch nước;
- Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Phó Chủ tịch Quốc hội.
Từ ngày 01/01/2025, lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có thuộc đối tượng cảnh vệ?
Tại Điều 3 Luật Cảnh vệ 2017 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Cảnh vệ sửa đổi 2024 có quy định như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cảnh vệ là công tác bảo vệ đặc biệt do Nhà nước tổ chức thực hiện để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ.
2. Công tác cảnh vệ là thực hiện các biện pháp cảnh vệ để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ.
3. Biện pháp cảnh vệ là phương pháp, cách thức mà lực lượng Cảnh vệ được áp dụng để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn hành vi của con người và các yếu tố khác xâm hại đến sự an toàn của đối tượng cảnh vệ.
4. Đối tượng cảnh vệ là người giữ chức vụ, chức danh lãnh đạo chủ chốt, lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; khách quốc tế đến thăm, làm việc tại Việt Nam; khu vực trọng yếu; sự kiện đặc biệt quan trọng và đối tượng khác được áp dụng biện pháp, chế độ cảnh vệ theo quy định của Luật này.
[...]
Theo đó, lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thuộc đối tượng cảnh vệ.
Các chức danh lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiện nay? (Hình từ Internet)
Biện pháp cảnh vệ đối với người giữ chức vụ, chức danh lãnh đạo chủ chốt, lãnh đạo cấp cao từ ngày 01/01/2025 như thế nào?
Tại Điều 11a Luật Cảnh vệ 2017, được bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Luật Cảnh vệ sửa đổi 2024 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2025) có quy định biện pháp cảnh vệ đối với người giữ chức vụ, chức danh lãnh đạo chủ chốt, lãnh đạo cấp cao như sau:
[1] Đối với Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ:
- Bảo vệ tiếp cận;
- Vũ trang tuần tra, canh gác nơi ở, nơi làm việc, địa điểm hoạt động;
- Kiểm tra an ninh, an toàn nơi ở, nơi làm việc, địa điểm hoạt động, đồ dùng, vật phẩm, phương tiện đi lại;
- Kiểm nghiệm thức ăn, nước uống trước khi sử dụng;
- Tổ chức khảo sát, nắm tình hình để xây dựng, triển khai phương án bảo vệ;
- Sử dụng thẻ, phù hiệu;
- Biện pháp khoa học và công nghệ, sử dụng phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại;
- Biện pháp nghiệp vụ khác theo quy định của Luật An ninh quốc gia và Luật Công an nhân dân.
[2] Đối với nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Chủ tịch Quốc hội, nguyên Thủ tướng Chính phủ:
- Bảo vệ tiếp cận;
- Vũ trang tuần tra, canh gác nơi ở.
[3] Đối với người giữ chức vụ, chức danh Thường trực Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị:
- Bảo vệ tiếp cận;
- Vũ trang tuần tra, canh gác nơi ở, nơi làm việc;
- Tổ chức khảo sát, nắm tình hình để xây dựng, triển khai phương án bảo vệ trong trường hợp cần thiết;
- Sử dụng thẻ, phù hiệu;
- Biện pháp khoa học và công nghệ, sử dụng phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại;
- Biện pháp nghiệp vụ khác theo quy định của Luật An ninh quốc gia và Luật Công an nhân dân.
[4] Đối với Ủy viên Ban Bí thư, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ:
- Bảo vệ tiếp cận;
- Tổ chức khảo sát, nắm tình hình để xây dựng, triển khai phương án bảo vệ trong trường hợp cần thiết;
- Sử dụng thẻ, phù hiệu;
- Biện pháp khoa học và công nghệ, sử dụng phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại;
- Biện pháp nghiệp vụ khác theo quy định của Luật An ninh quốc gia và Luật Công an nhân dân.
Lưu ý: Luật Cảnh vệ sửa đổi 2024 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?