Cơ quan thuế tiếp nhận hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế theo hình thức nào?
Cơ quan thuế tiếp nhận hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế theo hình thức nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 105/2020/TT-BTC quy định về tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế như sau:
Điều 6. Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế
1. Hồ sơ của người nộp thuế
Hồ sơ đăng ký thuế gồm hồ sơ đăng ký thuế lần đầu; hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế; thông báo tạm ngừng hoạt động, kinh doanh hoặc tiếp tục hoạt động sau tạm ngừng hoạt động, kinh doanh trước thời hạn; hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế; hồ sơ khôi phục mã số thuế được tiếp nhận theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 41 Luật Quản lý thuế.
[...]
Căn cứ theo khoản 2 Điều 41 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tài chính, cơ quan thuế trong việc đăng ký thuế như sau:
Điều 41. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tài chính, cơ quan thuế trong việc đăng ký thuế
1. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết về hồ sơ; quy định thủ tục, mẫu biểu đăng ký thuế quy định tại các điều 31, 34, 36, 37, 38, 39 và 40 của Luật này.
2. Cơ quan thuế tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế của người nộp thuế qua các hình thức sau:
a) Nhận hồ sơ trực tiếp tại cơ quan thuế;
b) Nhận hồ sơ gửi qua đường bưu chính;
c) Nhận hồ sơ điện tử qua cổng giao dịch điện tử của cơ quan thuế và từ hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh.
[...]
Như vậy, cơ quan thuế tiếp nhận hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế theo hình thức sau:
- Nhận hồ sơ trực tiếp tại cơ quan thuế;
- Nhận hồ sơ gửi qua đường bưu chính;
- Nhận hồ sơ điện tử qua cổng giao dịch điện tử của cơ quan thuế và từ hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh.
Cơ quan thuế tiếp nhận hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế theo hình thức nào? (Hình từ Internet)
Chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi nào?
Căn cứ theo Điều 39 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi thuộc các trường hợp sau:
[1] Người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh thì thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc giải thể, phá sản;
- Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Bị chia, bị sáp nhập, bị hợp nhất.
[2] Người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Chấm dứt hoạt động kinh doanh, không còn phát sinh nghĩa vụ thuế đối với tổ chức không kinh doanh;
- Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép tương đương;
- Bị chia, bị sáp nhập, bị hợp nhất;
- Bị cơ quan thuế ra thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký;
- Cá nhân chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;
- Nhà thầu nước ngoài khi kết thúc hợp đồng;
- Nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hợp đồng dầu khí khi kết thúc hợp đồng hoặc chuyển nhượng toàn bộ quyền lợi tham gia hợp đồng dầu khí.
Nguyên tắc chấm dứt hiệu lực mã số thuế được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 39 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về chấm dứt hiệu lực mã số thuế như sau:
Điều 39. Chấm dứt hiệu lực mã số thuế
[...]
3. Nguyên tắc chấm dứt hiệu lực mã số thuế được quy định như sau:
a) Mã số thuế không được sử dụng trong các giao dịch kinh tế kể từ ngày cơ quan thuế thông báo chấm dứt hiệu lực;
b) Mã số thuế của tổ chức khi đã chấm dứt hiệu lực không được sử dụng lại, trừ trường hợp quy định tại Điều 40 của Luật này;
c) Mã số thuế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh khi chấm dứt hiệu lực thì mã số thuế của người đại diện hộ kinh doanh không bị chấm dứt hiệu lực và được sử dụng để thực hiện nghĩa vụ thuế khác của cá nhân đó;
d) Khi doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác và cá nhân chấm dứt hiệu lực mã số thuế thì đồng thời phải thực hiện chấm dứt hiệu lực đối với mã số thuế nộp thay;
đ) Người nộp thuế là đơn vị chủ quản chấm dứt hiệu lực mã số thuế thì các đơn vị phụ thuộc phải bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
[...]
Như vậy, nguyên tắc chấm dứt hiệu lực mã số thuế được quy định như sau:
- Mã số thuế không được sử dụng trong các giao dịch kinh tế kể từ ngày cơ quan thuế thông báo chấm dứt hiệu lực;
- Mã số thuế của tổ chức khi đã chấm dứt hiệu lực không được sử dụng lại, trừ trường hợp quy định tại Điều 40 Luật Quản lý thuế 2019;
- Mã số thuế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh khi chấm dứt hiệu lực thì mã số thuế của người đại diện hộ kinh doanh không bị chấm dứt hiệu lực và được sử dụng để thực hiện nghĩa vụ thuế khác của cá nhân đó;
- Khi doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác và cá nhân chấm dứt hiệu lực mã số thuế thì đồng thời phải thực hiện chấm dứt hiệu lực đối với mã số thuế nộp thay;
- Người nộp thuế là đơn vị chủ quản chấm dứt hiệu lực mã số thuế thì các đơn vị phụ thuộc phải bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
- Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông là gì?
- Địa chỉ các Tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam?
- 08 tính năng bắt buộc của ứng dụng Online Banking từ 1/1/2025?
- Hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập bao gồm gì?