Mức trần thù lao công chứng ngoài trụ sở tổ chức hành nghề công chứng tại TPHCM hiện nay là bao nhiêu?
Tổ chức hành nghề công chứng có được thực hiện công chứng ngoài trụ sở không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 44 Luật Công chứng 2014 quy định như sau:
Điều 44. Địa điểm công chứng
1. Việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.
Căn cứ theo Điều 67 Luật Công chứng 2014 quy định như sau:
Điều 67. Giá dịch vụ theo yêu cầu liên quan đến việc công chứng
1. Người yêu cầu công chứng phải trả giá dịch vụ theo yêu cầu liên quan đến việc công chứng khi yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng thực hiện việc soạn thảo hợp đồng, giao dịch, đánh máy, sao chụp, dịch giấy tờ, văn bản và các việc khác liên quan đến việc công chứng.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh định giá tối đa đối với dịch vụ theo yêu cầu liên quan đến việc công chứng áp dụng đối với các tổ chức hành nghề công chứng tại địa phương. Tổ chức hành nghề công chứng xác định giá cụ thể đối với từng loại việc không vượt quá mức giá tối đa do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành và niêm yết công khai các mức giá tại trụ sở của mình. Tổ chức hành nghề công chứng thu giá dịch vụ theo yêu cầu liên quan đến việc công chứng cao hơn mức giá tối đa và mức giá đã niêm yết thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm giải thích rõ cho người yêu cầu công chứng về giá dịch vụ theo yêu cầu liên quan đến việc công chứng.
Theo đó, tổ chức hành nghề công chứng được phép thực hiện công chứng ngoài trụ sở trong trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.
Đồng thời, người yêu cầu công chứng sẽ phải trả thù lao công chứng theo thoả thuận với tổ chức hành nghề công chứng đó. Tổ chức hành nghề công chứng xác định giá cụ thể đối với từng loại việc không vượt quá mức giá tối đa do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành và niêm yết công khai các mức giá tại trụ sở của mình.
Mức trần thù lao công chứng ngoài trụ sở tổ chức hành nghề công chứng tại TPHCM hiện nay là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Mức trần thù lao công chứng ngoài trụ sở tổ chức hành nghề công chứng tại TPHCM hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 4 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 08/2016/QĐ-UBND có quy định về mức trần thù lao công chứng ngoài trụ sở tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
- Trong phạm vi TP. Hồ Chí Minh:
+ Cách trụ sở tổ chức hành nghề công chứng dưới 05 km: 500.000 đồng/lần.
+ Cách trụ sở tổ chức hành nghề công chứng từ 05 km trở lên: 500.000 đồng+ 30.000 đồng/1 km vượt quá km thứ 5, nhưng không quá 1.200.000 đồng/1 lần
- Ngoài phạm vi TP. Hồ Chí Minh:
+ Đi và về trong buổi làm việc: 1.500.000 đồng/1 lần.
+ Đi và về trong ngày làm việc: 2.000.000 đồng/1 lần.
+ Đi và về không trong ngày làm việc: 2.500.000 đồng/1 lần.
Lưu ý: Theo điểm d khoản 3 Điều 3 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 08/2016/QĐ-UBND, mức trần thù lao công chứng trên không bao gồm chi phí ăn, ở và phương tiện đi lại (nếu có) của công chứng viên.
Trường hợp nào phải thực hiện đồng thời ký và điểm chỉ trong văn bản công chứng?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 48 Luật Công chứng 2014 quy định như sau:
Điều 48. Ký, điểm chỉ trong văn bản công chứng
1. Người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch phải ký vào hợp đồng, giao dịch trước mặt công chứng viên.
Trong trường hợp người có thẩm quyền giao kết hợp đồng của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp khác đã đăng ký chữ ký mẫu tại tổ chức hành nghề công chứng thì người đó có thể ký trước vào hợp đồng; công chứng viên phải đối chiếu chữ ký của họ trong hợp đồng với chữ ký mẫu trước khi thực hiện việc công chứng.
2. Việc điểm chỉ được thay thế việc ký trong trường hợp người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký. Khi điểm chỉ, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch sử dụng ngón trỏ phải; nếu không điểm chỉ được bằng ngón trỏ phải thì điểm chỉ bằng ngón trỏ trái; trường hợp không thể điểm chỉ bằng hai ngón trỏ đó thì điểm chỉ bằng ngón khác và phải ghi rõ việc điểm chỉ đó bằng ngón nào, của bàn tay nào.
3. Việc điểm chỉ cũng có thể thực hiện đồng thời với việc ký trong các trường hợp sau đây:
a) Công chứng di chúc;
b) Theo đề nghị của người yêu cầu công chứng;
c) Công chứng viên thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho người yêu cầu công chứng.
Như vậy, người yêu cầu công chứng phải thực hiện đồng thời ký và điểm chỉ trong văn bản công chứng trong các trường hợp dưới đây:
- Công chứng di chúc.
- Theo đề nghị của người yêu cầu công chứng.
- Công chứng viên thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho người yêu cầu công chứng.
Lưu ý: Theo quy định tại Luật Công chứng 2014, thuật ngữ "thù lao công chứng" đã được sửa đổi thành "giá dịch vụ theo yêu cầu liên quan đến việc công chứng” (theo điểm b khoản 9 Điều 73 Luật Giá 2023)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Đặt thiết bị báo động trong phòng vũ trường mà không phải thiết bị báo cháy nổ bị xử phạt bao nhiêu?
- Việt Nam đã có văn bản công nhận Dương lịch là lịch chính thức hay chưa?
- Danh mục loài thương phẩm của nghề khai thác thủy sản theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13981:2024?
- Từ ngày 01/01/2025, giá dịch vụ ngày giường bệnh được tính như thế nào?