Thời hạn công chứng được pháp luật quy định như thế nào? Những giao dịch bắt buộc phải công chứng theo quy định pháp luật?
Thời hạn công chứng được pháp luật quy định như thế nào?
Theo Điều 43 Luật Công chứng 2014 quy định cụ thể về trường hợp thời hạn công chứng cụ thể như sau:
Thời hạn công chứng
1. Thời hạn công chứng được xác định kể từ ngày thụ lý hồ sơ yêu cầu công chứng đến ngày trả kết quả công chứng. Thời gian xác minh, giám định nội dung liên quan đến hợp đồng, giao dịch, niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản, dịch giấy tờ, văn bản không tính vào thời hạn công chứng.
2. Thời hạn công chứng không quá 02 ngày làm việc; đối với hợp đồng, giao dịch có nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.
Như vậy, thời hạn công chứng được pháp luật quy định là không quá 02 ngày làm việc. Riêng các vụ việc phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.
Ngoài ra, với các hồ sơ công chứng thừa kế liên quan đến văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế, văn bản khai nhận di sản thừa kế thì thời gian xác minh, giám định, niêm yết thông báo không thuộc thời hạn công chứng.
Thời hạn công chứng được pháp luật quy định như thế nào? Những giao dịch bắt buộc phải công chứng theo quy định pháp luật? (Hình từ Internet)
Chi phí công chứng gồm những gì?
Chi phí công chứng gồm hai loại là phí công chứng và thù lao công chứng. Trong đó:
Tại Điều 66 Luật Công chứng 2014 có quy định về phí công chứng như sau:
Phí công chứng
1. Phí công chứng bao gồm phí công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch, phí lưu giữ di chúc, phí cấp bản sao văn bản công chứng.
Người yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch, lưu giữ di chúc, cấp bản sao văn bản công chứng phải nộp phí công chứng.
2. Mức thu, chế độ thu, nộp, sử dụng và quản lý phí công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, phí công chứng hợp đồng giao dịch; phí công chứng bản dịch; phí lưu trữ di chúc; phí cấp bản sao văn bản công chứng. Phí công chứng hiện đang được quy định tại Thông tư 257/2016/TT-BTC gồm hai loại:
- Theo giá trị của hợp đồng hoặc giá trị của tài sản gồm các việc công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế… quyền sử dụng đất; hợp đồng vay tiền; hợp đồng thế chấp…
- Không theo giá trị của tài sản hoặc hợp đồng: Có thể kể đến công chứng hợp đồng bảo lãnh, hợp đồng uỷ quyền, giấy uỷ quyền, sửa đổi hợp đồng không làm tăng/giảm giá trị tài sản hoặc hợp đồng, di chúc…
Đối với thu lao công chứng thì được quy định tại Điều 67 Luật Công chứng 2014 như sau:
Thù lao công chứng
1. Người yêu cầu công chứng phải trả thù lao khi yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng thực hiện việc soạn thảo hợp đồng, giao dịch, đánh máy, sao chụp, dịch giấy tờ, văn bản và các việc khác liên quan đến việc công chứng.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành mức trần thù lao công chứng áp dụng đối với các tổ chức hành nghề công chứng tại địa phương. Tổ chức hành nghề công chứng xác định mức thù lao đối với từng loại việc không vượt quá mức trần thù lao công chứng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành và niêm yết công khai các mức thù lao tại trụ sở của mình. Tổ chức hành nghề công chứng thu thù lao cao hơn mức trần thù lao và mức thù lao đã niêm yết thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm giải thích rõ cho người yêu cầu công chứng về thù lao công chứng.
Như vậy, thù lao công chứng là các khoản chi phí khác liên quan đến việc công chứng ngoài phí công chứng như soạn thảo hợp đồng; đánh máy, sao chụp, dịch giấy tờ…
Thù lao công chứng được thực hiện theo thoả thuận giữa người yêu cầu công chứng và tổ chức hành nghề công chứng nhưng không được vượt quá mức trần thù lao công chứng do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.
Những giao dịch bắt buộc phải công chứng theo quy định pháp luật?
Theo quy định của Luật Công chứng 2014, Luật Nhà ở 2014 và Luật Đất đai 2013 quy định cụ thể những giao dịch bắt buộc phải công chứng theo quy định pháp luật bao gồm:
- Theo Điều 122 Luật Nhà ở 2014 công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở như sau:
+ Hợp đồng mua bán nhà ở.
+ Hợp đồng tặng cho nhà ở.
+ Hợp đồng nhà ở.
+ Hợp đồng góp vốn nhà ở.
+ Hợp đồng thế chấp nhà ở.
- Theo điểm a, b khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất như sau:
+ Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
+ Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất.
+ Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất.
+ Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
+ Hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất.
+ Hợp đồng cho thuê lại quyền sử dụng đất.
- Một số văn bản khác như:
+ Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc người không biết chữ theo khoản 3 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015.
+ Di chúc được lập bằng tiếng nước ngoài theo khoản 5 Điều 647 Bộ luật Dân sự 2015.
+ Văn bản thừa kế về nhà ở theo khoản 3 Điều 122 Luật Nhà ở 2014.
+ Văn bản thừa kế về quyền sử dụng đất theo điểm c khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013.
+ Văn bản về lựa chọn người giám hộ theo khoản 2 Điều 48 Bộ luật Dân sự 2015.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Đặt thiết bị báo động trong phòng vũ trường mà không phải thiết bị báo cháy nổ bị xử phạt bao nhiêu?
- Việt Nam đã có văn bản công nhận Dương lịch là lịch chính thức hay chưa?
- Danh mục loài thương phẩm của nghề khai thác thủy sản theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13981:2024?
- Từ ngày 01/01/2025, giá dịch vụ ngày giường bệnh được tính như thế nào?