Trang phục Quân đội nhân dân gồm các loại nào? Trang phục dự lễ của hạ sĩ quan - binh sĩ như thế nào?
Trang phục Quân đội nhân dân gồm các loại nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 82/2016/NĐ-CP quy định về quân trang của Quân đội nhân dân Việt Nam như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Quân hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam là biểu tượng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
2. Cấp hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam là biểu trưng thể hiện cấp bậc trong ngạch quân sự của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên, hạ sĩ quan - binh sĩ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
3. Phù hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm: Nền phù hiệu, hình phù hiệu, cành tùng; biểu tượng quân chủng, binh chủng; biển tên; lô gô.
4. Trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm: Trang phục dự lễ, trang phục thường dùng, trang phục dã chiến, trang phục nghiệp vụ, trang phục công tác và áo ấm.
Như vậy, trang phục Quân đội nhân dân gồm trang phục dự lễ, trang phục thường dùng, trang phục dã chiến, trang phục nghiệp vụ, trang phục công tác và áo ấm.
Trang phục Quân đội nhân dân gồm các loại nào? Trang phục dự lễ của hạ sĩ quan - binh sĩ như thế nào? (Hình từ Internet)
Trang phục dự lễ, trang phục khác của hạ sĩ quan - binh sĩ của Quân đội nhân dân Việt Nam như thế nào?
Theo Điều 15 Nghị định 82/2016/NĐ-CP quy định trang phục dự lễ của hạ sĩ quan - binh sĩ, học viên đào tạo hạ sĩ quan, nhân viên chuyên môn kỹ thuật; trang phục thường dùng, trang phục dã chiến, trang phục nghiệp vụ, trang phục công tác; mũ và áo chống rét của Quân đội nhân dân Việt Nam như sau
- Trang phục dự lễ của hạ sĩ quan - binh sĩ, học viên đào tạo hạ sĩ quan, nhân viên chuyên môn kỹ thuật gồm trang phục dự lễ mùa đông và trang phục dự lễ mùa hè; bao gồm: Mũ, quần, áo, dây lưng, giầy, bít tất; mầu sắc trang phục quy định theo từng quân chủng, binh chủng.
- Trang phục thường dùng của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên là sĩ quan, nữ hạ sĩ quan - binh sĩ, công nhân và viên chức quốc phòng gồm trang phục thường dùng mùa đông và trang phục thường dùng mùa hè:
+ Trang phục thường dùng mùa đông bao gồm: Mũ, quần, áo khoác, áo sơ mi mặc trong, caravat, dây lưng, giầy, bít tất; mầu sắc trang phục quy định theo từng quân chủng, binh chủng;
+ Trang phục thường dùng mùa hè bao gồm: Mũ, quần, áo, dây lưng, giầy, bít tất; mầu sắc trang phục quy định theo từng quân chủng, binh chủng.
- Trang phục thường dùng của nam hạ sĩ quan - binh sĩ; nam học viên chưa phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, nam học viên đào tạo hạ sĩ quan, nhân viên chuyên môn kỹ thuật: Sử dụng một loại trang phục dùng chung cho mùa đông và mùa hè, bao gồm: Mũ, quần, áo, dây lưng, giầy, bít tất; mầu sắc trang phục quy định theo từng quân chủng, binh chủng.
- Trang phục dã chiến của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên đào tạo sĩ quan và hạ sĩ quan - binh sĩ bao gồm: Mũ huấn luyện, chiến đấu, mũ mềm dã chiến, quần áo dã chiến, ghệt dã chiến, dây lưng dã chiến; mầu sắc trang phục quy định theo từng quân chủng, binh chủng.
- Trang phục nghiệp vụ của các lực lượng làm nhiệm vụ Nghi lễ, Kiểm soát quân sự, Tòa án quân sự, Vệ binh, Biên phòng cửa khẩu, Tuần tra song phương, Thông tin đường dây, Công tác tàu, Công tác tàu ngầm, Phi công quân sự, Đặc công nước, Chống khủng bố, Tìm kiếm cứu hộ cứu nạn và các lực lượng quân chủng, binh chủng làm nhiệm vụ đặc thù gồm hai loại trang phục nghiệp vụ mùa đông và mùa hè, bao gồm:
Mũ, quần áo, giầy hoặc ghệt, găng tay, dây lưng, dây chiến thắng; mầu sắc trang phục quy định theo từng quân chủng, binh chủng.
- Trang phục công tác các ngành, nghề chuyên môn trong Quân đội nhân dân Việt Nam, khi thực hiện nhiệm vụ đặc thù, bao gồm: Mũ, quần, áo, giầy hoặc ghệt; mầu sắc trang phục quy định theo từng quân chủng, binh chủng.
- Các đối tượng trong Quân đội nhân dân Việt Nam được cấp mũ, áo chống rét; sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp thêm áo khoác quân sự; hạ sĩ quan - binh sĩ nam làm nhiệm vụ canh gác thêm áo khoác gác. Mầu sắc trang phục quy định theo từng quân chủng, binh chủng.
- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định kiểu mẫu, mầu sắc các loại trang phục quy định tại Điều này
Quần áo dự lễ của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam được quy định như thế nào?
Theo Điều 9 Nghị định 82/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 22/2024/NĐ-CP quy định quần áo dự lễ của nam sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam như sau:
- Quần, áo khoác
+ Kiểu mẫu
Áo khoác: Kiểu dài tay, ve chữ V; thân trước có 04 túi chìm, nắp túi cài cúc; thân sau có sống sau xẻ dưới; vai áo có dây vai đeo cấp hiệu; phía trên tay áo bên trái gắn lô gô; phía dưới hai bên tay áo có viền bác tay (cấp tướng hình cành tùng; cấp tá, cấp úy hình bông lúa).
Quần: Kiểu quần âu dài, có 02 túi chéo, cửa quần mở suốt kéo khóa phéc-mơ-tuya.
+ Màu sắc: Lục quân và Bộ đội Biên phòng màu olive sẫm; Phòng không - Không quân màu xanh đậm; Hải quân màu trắng.
- Áo sơ mi mặc trong: Kiểu áo buông, dài tay, cổ đứng, màu trắng.
Theo Điều 10 Nghị định 82/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 22/2024/NĐ-CP quy định quần áo dự lễ của nữ sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam như sau:
- Quần, áo khoác
+ Kiểu mẫu
Áo khoác: Kiểu dài tay, ve chữ V; phía dưới thân trước có 02 túi chìm, nắp túi cài cúc; thân sau có sống sau xẻ dưới; vai áo có dây vai đeo cấp hiệu; phía trên tay áo bên trái gắn lô gô; phía dưới hai bên tay áo có viền bác tay (cấp tướng hình cành tùng; cấp tá, cấp úy hình bông lúa).
Quần: Kiểu quần âu dài, có 02 túi dọc, cửa quần mở suốt kéo khóa phéc-mơ-tuya.
+ Màu sắc: Lục quân và Bộ đội Biên phòng màu olive sẫm; Phòng không - Không quân màu xanh đậm; Hải quân màu trắng.
- Áo sơ mi mặc trong: Kiểu áo buông, dài tay, chiết eo, cổ đứng, màu trắng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?
- Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động khi tiết lộ bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động là bao lâu?