Hành vi làm giả trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Hành vi làm giả trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền? Quân trang của Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm những gì?

Hành vi làm giả trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam bị xử lý vi phạm như thế nào?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 82/2016/NĐ-CP quy định về quản lý, sử dụng quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam như sau:

Điều 4. Quản lý, sử dụng quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam
1. Quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam được sử dụng cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên, hạ sĩ quan - binh sĩ. Công nhân và viên chức quốc phòng chỉ sử dụng trang phục, biển tên và biểu tượng quân chủng, binh chủng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
2. Quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam được cấp phát, sử dụng đồng bộ, chặt chẽ theo quy định của pháp luật.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc sử dụng, thu hồi quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục đối với từng đối tượng đang phục vụ, thôi phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
3. Nghiêm cấm cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân sản xuất, làm giả, làm nhái, tàng trữ, trao đổi, mua bán, cho, tặng và sử dụng trái phép quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam. Trường hợp vi phạm, tùy theo tính chất, mức độ sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Theo quy định, nghiêm cấm cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân sản xuất, làm giả, làm nhái, tàng trữ, trao đổi, mua bán, cho, tặng và sử dụng trái phép quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Như vậy, tùy theo tính chất, mức độ, hành vi làm giả trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc nặng hơn là truy cứu trách nhiệm hình sự

Hành vi sản xuất, làm giả quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Hành vi sản xuất, làm giả quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam bị xử phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)

Hành vi sản xuất, làm giả quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ theo Điều 34 Nghị định 120/2013/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 28 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về sản xuất quân trang như sau:

Điều 34. Vi phạm quy định về sản xuất quân trang
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sản xuất trái phép quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, cành tùng, biển tên quân nhân, biểu tượng quân binh chủng, mũ kêpi, mũ dã chiến, lễ phục, quân phục thường dùng, quân phục dã chiến, quân phục nghiệp vụ; trang phục, sao mũ, phù hiệu của dân quân tự vệ và các loại quân trang khác;
b) Làm giả quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, cành tùng, biển tên quân nhân, biểu tượng quân binh chủng, mũ kêpi, mũ dã chiến, lễ phục, quân phục thường dùng, quân phục dã chiến, quân phục nghiệp vụ; trang phục, sao mũ, phù hiệu của dân quân tự vệ và các loại quân trang khác mà hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá dưới 30.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính dưới 50.000.000 đồng.
2. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 120/2013/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:

Điều 3. Quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức và thẩm quyền xử phạt tiền
[...]
2. Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Mục 1, Mục 2, Mục 3, Mục 5, Mục 6, Mục 7 và Mục 8 Chương II; Mục 1 Chương III Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trừ hành vi vi phạm quy định tại Điều 9; khoản 3 Điều 11; khoản 2, khoản 3 Điều 12; khoản 1, khoản 2 Điều 15; Điều 16; Điều 17 và Điều 21 là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm như cá nhân thì mức phạt tiền bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
[...]

Như vậy, hành vi sản xuất, làm giả quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:

- Đối với cá nhân: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

- Đối với tổ chức: Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng

Đồng thời, bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất, làm giả quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Quân trang của Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm những gì?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 101/2022/NĐ-CP quy định về quân trang của Quân đội nhân dân Việt Nam như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Quân trang bao gồm:
a) Quân hiệu, phù hiệu, cấp hiệu và trang phục quy định tại Nghị định số 82/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam;
b) Công an hiệu, phù hiệu, cấp hiệu và trang phục quy định tại Nghị định số 160/2007/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ quy định cờ truyền thống, công an hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của lực lượng Công an nhân dân và Nghị định số 29/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 160/2007/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ quy định cờ truyền thống, công an hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của lực lượng Công an nhân dân;
[...]

Như vậy, quân trang của Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm:

- Quân hiệu

- Phù hiệu

- Cấp hiệu

- Trang phục.

Quân đội nhân dân
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Quân đội nhân dân
Hỏi đáp Pháp luật
Quân đội nhân dân Việt Nam mang bản chất của giai cấp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cấp bậc cao nhất trong quân hàm tướng của Quân đội nhân dân Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 01/12/2024, chăm sóc sức khỏe đối với sĩ quan và thân nhân sĩ quan tại ngũ như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng (01/2021) xác định phương hướng, mục tiêu xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam đến năm 2030 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
“Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội...” - Câu nói trên là của ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay có bao nhiêu Quân đoàn? Quân hàm cao nhất của người giữ chức vụ Tư lệnh Quân đoàn là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Lời cảm ơn ngày Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12 chọn lọc, mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam từ ngày 01/12/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Cấp bậc quân hàm cao nhất với sĩ quan Quân đội nhân dân biệt phái từ ngày 01/12/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam từ ngày 01/12/2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quân đội nhân dân
Lê Nguyễn Minh Thy
214 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào