Nhận biết khách hàng thông qua bên thứ ba qua biện pháp phòng chống rửa tiền như thế nào?

Nhận biết khách hàng thông qua bên thứ ba qua biện pháp phòng chống rửa tiền như thế nào? Trường hợp nào cần phải báo cáo giao dịch đáng ngờ? Tiêu chí đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền là gì?

Nhận biết khách hàng thông qua bên thứ ba qua biện pháp phòng chống rửa tiền như thế nào?

Căn cứ theo Điều 14 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 quy định về nhận biết khách hàng thông qua bên thứ ba như sau:

(1) Đối tượng báo cáo có thể nhận biết khách hàng thông qua bên thứ ba và bảo đảm bên thứ ba đáp ứng các yêu cầu sau đây:

- Là tổ chức tài chính hoặc tổ chức kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan có thiết lập quan hệ với khách hàng, không bao gồm các mối quan hệ đại lý và thuê ngoài;

- Thực hiện nhận biết khách hàng theo quy định của Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 hoặc các khuyến nghị của Lực lượng đặc nhiệm tài chính trong trường hợp bên thứ ba là tổ chức ở nước ngoài;

- Lưu trữ và cung cấp kịp thời, đầy đủ các thông tin nhận biết khách hàng cho đối tượng báo cáo khi được yêu cầu; thực hiện bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật;

- Là đối tượng chịu sự quản lý, giám sát của cơ quan có thẩm quyền.

(2) Trường hợp bên thứ ba là tổ chức tài chính và có công ty mẹ là tổ chức tài chính, đối tượng báo cáo phải bảo đảm bên thứ ba đáp ứng yêu cầu quy định tại (1);

- Công ty mẹ của bên thứ ba đáp ứng các yêu cầu về nhận biết khách hàng, cá nhân nước ngoài có ảnh hưởng chính trị, lưu trữ thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo và bảo đảm bí mật thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo quy định tại các Điều 9 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022, Điều 17 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022, Điều 38 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 và Điều 40 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022;

- Các khuyến nghị liên quan của Lực lượng đặc nhiệm tài chính trong trường hợp công ty mẹ của tổ chức tài chính là tổ chức nước ngoài và phải được áp dụng, kiểm soát trong toàn hệ thống; áp dụng các chính sách để giảm thiểu rủi ro đối với các lĩnh vực có rủi ro cao về rửa tiền.

(3) Đối tượng báo cáo phải chịu trách nhiệm về kết quả nhận biết khách hàng của bên thứ ba.

Nhận biết khách hàng thông qua bên thứ ba qua biện pháp phòng chống rửa tiền như thế nào?

Nhận biết khách hàng thông qua bên thứ ba qua biện pháp phòng chống rửa tiền như thế nào? (Hình từ Internet)

Trường hợp nào cần phải báo cáo giao dịch đáng ngờ?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 26 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 quy định về báo cáo giao dịch đáng ngờ như sau:

Điều 26. Báo cáo giao dịch đáng ngờ
1. Đối tượng báo cáo có trách nhiệm báo cáo giao dịch đáng ngờ cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong trường hợp sau đây:
a) Khi biết giao dịch được thực hiện theo yêu cầu của bị can, bị cáo, người bị kết án và có cơ sở hợp lý để nghi ngờ tài sản trong giao dịch là tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc có nguồn gốc thuộc quyền sở hữu, quyền kiểm soát của bị can, bị cáo, người bị kết án đó. Việc xác định bị can, bị cáo, người bị kết án theo thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Khi có cơ sở hợp lý để nghi ngờ tài sản trong giao dịch liên quan đến rửa tiền được xác định từ việc xem xét, thu thập và phân tích thông tin khi khách hàng, giao dịch có một hoặc nhiều dấu hiệu đáng ngờ quy định tại các điều 27, 28, 29, 30, 31, 32 và 33 của Luật này và có thể từ các dấu hiệu khác do đối tượng báo cáo xác định.
[...]

Như vậy, các đối tượng báo cáo có trách nhiệm báo cáo giao dịch đáng ngờ cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong trường hợp sau:

- Khi biết giao dịch được thực hiện theo yêu cầu của bị can, bị cáo, người bị kết án và có cơ sở để nghi ngờ tài sản trong giao dịch là tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc có nguồn gốc thuộc quyền sở hữu, quyền kiểm soát của bị can, bị cáo, người bị kết án đó;

- Sau khi xem xét, thu thập và phân tích thông tin khi khách hàng, giao dịch có một hoặc nhiều dấu hiệu đáng ngờ thì có cơ sở hợp lý để nghi ngờ tài sản trong giao dịch liên quan đến rửa tiền.

Tiêu chí đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền là gì?

Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 19/2023/NĐ-CP quy định về tiêu chí đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền được gồm như sau:

[1] Tiêu chí nguy cơ rửa tiền bao gồm tiêu chí nguy cơ rửa tiền từ tội phạm nguồn của tội rửa tiền và tiêu chí nguy cơ rửa tiền đối với ngành, lĩnh vực, cụ thể như sau:

- Tiêu chí nguy cơ rửa tiền từ tội phạm nguồn của tội rửa tiền bao gồm nguy cơ rửa tiền từ từng tội phạm nguồn trong nước và xuyên quốc gia được đánh giá;

- Tiêu chí nguy cơ rửa tiền đối với ngành, lĩnh vực bao gồm nguy cơ rửa tiền từ từng ngành, lĩnh vực trong nước và xuyên quốc gia được đánh giá.

[2] Tiêu chí mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng chống rửa tiền bao gồm tính toàn diện của khuôn khổ pháp lý và tính hiệu quả của việc thực hiện quy định pháp luật, cụ thể như sau:

- Tiêu chí tính toàn diện của khuôn khổ pháp lý bao gồm tính đầy đủ của các quy định pháp luật liên quan đến phòng, chống rửa tiền của quốc gia và của ngành, lĩnh vực;

- Tiêu chí tính hiệu quả của việc thực hiện quy định pháp luật bao gồm tính hiệu quả của việc thực hiện quy định pháp luật của quốc gia; của ngành, lĩnh vực và mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền gắn với một số sản phẩm, dịch vụ chính của ngành, lĩnh vực.

[3] Tiêu chí hậu quả của rửa tiền bao gồm:

- Tiêu chí tác động tiêu cực do rửa tiền gây ra đối với nền kinh tế;

- Tiêu chí tác động tiêu cực do rửa tiền gây ra đối với hệ thống tài chính;

- Tiêu chí tác động tiêu cực do rửa tiền gây ra đối với ngành, lĩnh vực;

- Tiêu chí tác động tiêu cực do rửa tiền gây ra đối với xã hội.

Phòng chống rửa tiền
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Phòng chống rửa tiền
Hỏi đáp Pháp luật
Dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản về phòng chống rửa tiền là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo theo Thông tư 09?
Hỏi đáp Pháp luật
08 dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực chứng khoán về phòng chống rửa tiền là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhận biết khách hàng thông qua bên thứ ba qua biện pháp phòng chống rửa tiền như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Việc giao dịch chuyển tiền điện tử phòng chống rửa tiền được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ chức tài chính phải nhận biết thông tin khách hàng khi cá nhân giao dịch chuyển khoản bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp các báo cáo cần thực hiện theo Luật Phòng chống rửa tiền mới nhất hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Thông tư 09/2023/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Phòng chống rửa tiền?
Hỏi đáp pháp luật
Lực lượng đặc nhiệm tài chính là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Phòng chống rửa tiền
Lê Nguyễn Minh Thy
326 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào