Tử hình là hình phạt gì? Những tội bị tử hình ở Việt Nam hiện nay gồm những tội nào?

Tử hình là hình phạt gì? Những tội bị tử hình ở Việt Nam hiện nay gồm những tội nào? Các hình thức tử hình ở Việt Nam hiện nay đang áp dụng là hình thức nào?

Tử hình là hình phạt gì?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về khái niệm tử hình như sau:

Điều 40. Tử hình
1. Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật này quy định.
[...]

Như vậy, tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật Hình sự 2015 quy định.

Tử hình là hình phạt gì? Những tội bị tử hình ở Việt Nam hiện nay gồm những tội nào?

Tử hình là hình phạt gì? Những tội bị tử hình ở Việt Nam hiện nay gồm những tội nào? (Hình từ Internet)

Những tội bị tử hình ở Việt Nam hiện nay gồm những tội nào?

Hiện nay, trong Bộ luật Hình sự 2015 có 18 tội phạm áp dụng hình phạt tử hình ở Việt Nam bao gồm:

(1) Tội phản bội Tổ quốc (Điều 108)

(2) Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 109)

(3) Tội gián điệp (Điều 110)

(4) Tội bạo loạn (Điều 112)

(5) Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 113)

(6) Tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 114)

(7) Tội giết người (Điều 123)

(8) Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142)

(9) Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 194)

(10) Tội sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 248)

(11) Tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250)

(12) Tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251)

(13) Tội khủng bố (Điều 299)

(14) Tội tham ô tài sản (Điều 353)

(15) Tội nhận hối lộ (Điều 354)

(16) Tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược (Điều 421)

(17) Tội chống loài người (Điều 422)

(18) Tội phạm chiến tranh (Điều 423)

Các hình thức tử hình ở Việt Nam hiện nay đang áp dụng là hình thức nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 82 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về hình thức và trình tự thi hành án tử hình như sau:

Điều 82. Hình thức và trình tự thi hành án tử hình
1. Thi hành án tử hình được thực hiện bằng tiêm thuốc độc. Quy trình thực hiện việc tiêm thuốc độc do Chính phủ quy định.
[...]

Như vậy, hiện nay Việt Nam chỉ có một hình thức thi hành án tử hình duy nhất là tiêm thuốc độc.

Trình tự thi hành án tử hình được tiến hành như thế nào?

Căn cứ tại khoản 4 Điều 82 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về trình tự thi hành án tử hình được tiến hành như sau:

Bước 1: Căn cứ quyết định thi hành án tử hình và yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp hoặc Vệ binh hỗ trợ tư pháp thực hiện áp giải người chấp hành án đến nơi làm việc của Hội đồng thi hành án tử hình.

Bước 2: Cán bộ chuyên môn thuộc Công an nhân dân hoặc Quân đội nhân dân tiến hành lăn tay, kiểm tra danh bản, chỉ bản, đối chiếu với hồ sơ, tài liệu có liên quan; chụp ảnh, ghi hình quá trình làm thủ tục lăn tay, kiểm tra và lập biên bản; báo cáo Hội đồng thi hành án tử hình về kết quả kiểm tra.

Bước 3: Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình công bố quyết định thi hành án, quyết định không kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và quyết định không kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không chấp nhận kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hoặc kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, quyết định của Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm hình phạt tử hình.

Bước 4: Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp hoặc Vệ binh hỗ trợ tư pháp có nhiệm vụ giao các quyết định trên cho người chấp hành án để người đó tự đọc.

Trường hợp người chấp hành án không biết chữ, không biết tiếng Việt hoặc không tự mình đọc được thì Hội đồng thi hành án tử hình chỉ định người đọc hoặc phiên dịch các quyết định trên cho người đó nghe.

Quá trình công bố và đọc các quyết định phải được chụp ảnh, ghi hình, ghi âm và lưu vào hồ sơ thi hành án tử hình.

Bước 5: Cán bộ chuyên môn do cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu chỉ định thực hiện việc thi hành án và báo cáo kết quả cho Chủ tịch Hội đồng;

Theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, bác sỹ pháp y xác định tình trạng của người đã bị thi hành án tử hình và báo cáo kết quả cho Hội đồng.

Bước 6: Hội đồng thi hành án tử hình lập biên bản thi hành án; báo cáo về quá trình, kết quả thi hành án cho Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan quản lý thi hành án hình sự.

Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu làm thủ tục khai tử tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thi hành án.

Bước 7: Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm bảo quản tử thi, tổ chức mai táng, vẽ sơ đồ mộ người đã bị thi hành án.

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi mai táng có nhiệm vụ phối hợp với cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu trong việc mai táng và quản lý mộ của người đã bị thi hành án.

Bước 8: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thi hành án, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu thông báo cho thân nhân của người đã bị thi hành án biết, trừ trường hợp thân nhân có đơn xin nhận tử thi của người đã bị thi hành án tử hình.

Thi hành án tử hình
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thi hành án tử hình
Hỏi đáp Pháp luật
Tử hình là hình phạt gì? Những tội bị tử hình ở Việt Nam hiện nay gồm những tội nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Việt Nam có mấy loại tử hình? Thi hành án tử hình không áp dụng đối với đối tượng nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chết trước khi bị án tử hình sẽ xử lý như thế nào? Việc làm đơn xin nhận tử thi đối với người thi hành án tử là người nước ngoài được thực hiện như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Các tội nào không bị phạt tử hình theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Người cao tuổi phạm tội thuộc khung tử hình thì quyết định hình phạt như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng thi hành án tử hình?
Hỏi đáp Pháp luật
Phòng biệt giam người bị kết án tử hình được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Bữa cơm cuối cùng của người tử tù có những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Người bị thi hành án tử hình có được chi trả tiền bảo hiểm nhân thọ không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thi hành án tử hình
Lê Nguyễn Minh Thy
2 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào